Tài liệu Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng nhà nước pháp


    quyền ở Việt Nam




    Phân quyền là một trong những lý thuyết chính trị – pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong tư tưởng và thực tiễn chính trị thế giới. So với các tư tưởng chính trị trong chế độ chuyên chế độc tài, lý thuyết phân quyền được coi là tư tưởng thời đại, đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ.


    Phân quyền là một trong những lý thuyết chính trị – pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong tư tưởng và thực tiễn chính trị thế giới. So với các tư tưởng chính trị trong chế độ chuyên chế độc tài, lý thuyết phân quyền được coi là tư tưởng thời đại, đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ. Sự hình thành và phát triển của lý thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội, hướng đến xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa pháp luật và quyền lực, cá nhân và cộng đồng, công dân và nhà nước nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của việc thực thi quyền lực. Chính vì vậy, phân quyền được coi là một tất yếu khách quan trong các nhà nước dân chủ, là điều kiện đảm bảo cho những giá trị tự do được phát huy, là tiêu chí đánh giá sự tồn tại và phát triển của nhà nước pháp quyền, nơi chủ quyền nhân dân giữ vai trò tối thượng.




    1. Nội dung cơ bản của lý thuyết phân quyền




    Tư tưởng phân quyền được bàn đến rất sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây. Ngay từ thời cổ đại, Aristote (384-322 tr.CN) đã chia hoạt động của nhà nước thành ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử. Các thành tố này, lúc đầu, được mô tả một cách giản đơn về mặt cấu trúc, chức năng và thẩm quyền, những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước, chứ chưa

    chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong giữa các thành tố đó.


    Tuy có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, tư tưởng về phân quyền chỉ trở thành một lý thuyết toàn diện và độc lập trong thời kỳ Khai sáng. Người khai sinh ra lý thuyết này là triết gia người Anh, John Locke (1632-1704) và người có đóng góp lớn nhất trong việc phát triển nó một cách hoàn chỉnh là nhà luật học người Pháp
    S. Montesquieu (1689-1755).




    Nội dung cốt lõi của lý thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu hướng lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy,
    để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của Chính phủ thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó
    ra. Thể chế chính trị tự do là thể chế chính trị trong đó quyền lực tối cao được chia làm ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này phải được trao cho các bộ phận độc lập với nhau nắm giữ. Sự phân chia quyền lực ở đây phải được
    thể hiện trên cơ sở của pháp luật, nghĩa là các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ được thực hiện những quyền mà pháp luật quy định. Luật pháp ở đây phải mang tính khách quan, phải thừa nhận các quyền tự do cá nhân, và bản chất của nó phải là sự thể hiện ý chí chung của nhân dân.


    Tuy nhiên, nội dung của lý thuyết phân quyền không chỉ dừng lại ở việc phân định chức năng cho các nhánh quyền lực, mà còn tiến đến một mục đích cao hơn, đó là cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, hay còn gọi là cơ chế kiềm chế và đối trọng. Kiềm chế và đối trọng là tập hợp các quyền và trách nhiệm do pháp luật quy định làm cơ sở để các nhánh quyền lực thực hiện kiểm soát lẫn
    nhau. Nó tạo lập mối quan hệ chính trị – pháp lý giữa các nhánh quyền lực sao cho

    các nhánh đó có thể độc lập thực thi nhiệm vụ bằng những thẩm quyền pháp lý của mình, đồng thời có thể ngăn chặn được sự lạm quyền của một nhánh nào đó. Theo lý thuyết này thì cơ chế phân quyền và đối trọng quyền lực được thể hiện qua: 1) lập pháp ban hành luật, giám sát việc thực hiện các đạo luật do nó ban hành và
    truy tố những quan chức bộ máy hành pháp khi họ vi phạm trách nhiệm; 2) hành pháp có nhiệm vụ thực thi pháp luật, ngăn chặn những dự định tuỳ tiện của cơ quan lập pháp; 3) sự độc lập của cơ quan tư pháp và các quan toà nhằm bảo vệ công dân khỏi sự xâm hại bởi những đạo luật của cơ quan lập pháp cũng như hành vi tuỳ tiện của cơ quan hành pháp. Thông qua các cuộc bầu cử tự do, nhân dân sẽ là người thực hiện sự phân quyền, và các thiết chế quyền lực này phải tôn trọng pháp luật và chịu trách nhiệm trước nhân dân.


    Với cơ chế trên, các tác giả của lý thuyết phân quyền cho rằng, phân quyền không những sẽ làm tăng thêm hiệu quả của mỗi nhánh quyền lực trong việc thực hiện những chức năng được giao, mà còn ngăn cản không để một cơ quan riêng biệt
    nào tập trung quyền lực quá mức, dẫn đến lạm dụng quyền hành trong khi thi hành công vụ. Thông qua cơ chế như vậy, quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng về cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân sẽ được bảo đảm và phát huy ở mức tối đa.


    Từ khi ra đời, thuyết phân quyền được xác định là cơ sở lý luận cho việc thiết kế và xây dựng các mô hình thể chế nhà nước. Trong khuôn khổ của lý thuyết phân quyền, thực tiễn đã hình thành những chính thể khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và truyền thống văn hoá của mỗi nước: chính thể Tổng thống, chính thể đại nghị (cả cộng hoà và quân chủ) và chính thể hỗn hợp. ở các nước này, các nhánh quyền lực nhà nước được thể chế hoá cao độ, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được chuyên nghiệp hoá rất cao, cơ chế kiểm soát quyền lực tỏ rõ tính hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...