Tài liệu Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trườ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
    KKHC có tính chất hai mặt. Một mặt nó là hình thức thể hiện quyền cá nhân trong việc tự do đánh giá họat động của công quyền nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình,với ý nghĩa tích cực này họat động KKHC đã góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của quyền lực, đem lại các hiệu quả ích lợi cho xã hội. Cùng với mặt tích cực trên, nếu KKHC vượt quá mức cho phép hoặc bị lạm dụng, trong xã hội sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu lành mạnh lôi cuốn dư luận và các nguồn lực vào hướng thiếu ổn định, gây ảnh hươởg đến sự phát triển bền vững [35,Tr4].
    Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, việc xây dựng một nhà nước thực sự là cuả dân, do dân và vì dân như Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định là một trong những nhiệm vụ bức xúc, vô cùng quan trọng.
    Ý thức được tầm quan trọng cuả KKHC, trong thực tiễn quản lý thông qua việc nghiên cứu và thực tiễn giải quyết các khiếu kiện hành chính, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời có các chính sách, pháp luật phù hợp để tổ chức tốt hoạt động giải quyết khiếu kiện. Thông qua các KKHC chúng ta cũng có thể phát hiện ra những quy định cuả pháp luật không còn phù hợp, nắm được tâm tư, nguyện vọng cuả nhân dân để từ đó có những sưả đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức. làm cho pháp luật cuả Nhà nước ta thực sự là pháp luật mang tính nhân văn, nhân đạo, phục vụ con người, vì con người.
    Qua các KKHC chúng ta cũng có thể phát hiện ra những yếu tố bất hợp lý cuả bộ máy hành chính, các yếu kém, tiêu cực cuả một số cán bộ, công chức nhà nước để từ đó có những chấn chỉnh, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm cho pháp luật cuả Nhà nước ta được chấp hành nghiêm chỉnh, tất cả các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà nước đều phải tôn trọng pháp luật, đặt mình dưới pháp luật.
    Thông qua KKHC cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức, chúng ta cũng phát hiện các quyền lợi hợp pháp cuả các chủ thể bị QÑHC, HVHC xâm phạm, để từ đó có các biện pháp, hình thức khắc phục nhằm khôi phục các quyền lợi hợp pháp cuả các chủ thể, bảo đảm các quyền tự do, lợi ích cuả công dân phải được không ngừng mở rộng và được pháp luật bảo hộ.
    Thay vì lưạ chọn các hình thức phản ứng tiêu cực trước sự xâm hại cuả các QÑHC, HVHC như la hét, chống đối , việc khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khuôn khổ pháp luật cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng thể hiện sự tôn trọng pháp luật, sự tin tưởng vào việc giải quyết đúng đắn các khiếu kiện cuả cơ quan nhà nước.
    Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghiã, từ năm 1986 đến nay Nhà nước ta đã không ngừng có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý kinh tế cũ đã tồn tại suốt một thời gian dài nên cho dù chúng ta có chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới thì các thói quen, sự ảnh hưởng cuả cơ chế cũ cũng vẫn còn và tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp. KKHC chính là một kênh thông tin giúp chúng ta phát hiện và có các chấn chỉnh kịp thời.
    Thực tế đã chứng minh, qua việc giải quyết một số khiếu kiện cụ thể cuả các doanh nghiệp, chúng ta đã phát hiện được sự không phù hợp trong các quy định cuả pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục hải quan, áp thuế suất hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân , từ đó có những hướng dẫn, giải thích hoặc quy định điều chỉnh lại cho phù hợp.
    Với chính sách mở cưả và hội nhập quốc tế, từ năm 1977 chúng ta đã trở thành thành viên cuả Liên hiệp quốc, những năm 1980 chúng ta đã hội nhập kinh tế đa phương thông qua Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Ngày13/7/2000 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ. Đặc biệt bằng việc ký kết Nghị định thư ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức tham gia làm thành viên thứ 150 cuả Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua nghiên cứu một số quy định cuả Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (HĐTMVM) và các quy định cuả WTO liên quan đến KKHC, chúng ta có thể thấy rõ các đòi hỏi về một cơ chế pháp lý cho việc KKHC khi thực hiện HĐTMVM và tham gia WTO:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...