Luận Văn Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La

    PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
    Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển sôi động hơn, nền kinh tế phát triển kéo theo nhiều lĩnh vực trong nó và nhiều ngành liên quan đến nó phát triển theo, đặc biệt là lĩnh vực hoạt động đầu tư. Và ngược lại chính sự phát triển của hoạt động đầu tư lại góp phần không nhỏ tác động tới sự chuyển đổi trong toàn bộ nền kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành, địa phương được đầu tư và của các ngành và địa phương có liên quan.
    Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng nhiều song không phải dự án đầu tư nào cũng có hiệu quả, có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước. Sở dĩ như vậy là do chúng ta còn bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng trước đây: khi xây dựng dự án chủ đầu tư có khuynh hướng nhờ chuyên viên tư vấn thực hiện sao cho đúng quy định và yêu cầu của tổ chức xét duyệt và tổ chức tín dụng để được chấp thuận đầu tư và cho vay, mà ít quan tâm đến tính khả thi của các tính toán, đặc biệt là độ tin cậy của các phương án mà dự án đưa ra như về tài chính, kỹ thuật .Tất nhiên với xu hướng kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cho mỗi dự án để được đầu tư cũng cao hơn, đòi hỏi việc lập dự án phải có hiệu quả hơn. Hiện nay trong cơ chế thị trường, việc lập dự án có vai trò quan trọng quyết định đến yếu tố thành bại của việc đầu tư, cũng như đó là điều kiện tiên quyết để tổ chức tín dụng xét cho vay. Vì vậy, một dự án muốn có hiệu quả và có tính khả thi thì cần chú trọng nhiều đến hoạt động lập dự án.
    Tuy lập dự án có vai trò quan trọng như vậy, song hoạt động lập dự án hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập cả về nội dung và phương pháp tiến hành lập dự án. Tình hình này không chỉ của riêng một đơn vị lập dự án nào, các đơn vị lập dự án đều phải có một sự chuyển biến trong công tác lập dự án đầu tư để có thể đáp ứng được yêu cầu của lập dự án hiện nay và cạnh tranh được với các đơn vị lập dự án khác. Và với Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách có thể là chủ đầu tư lập dự án, hoặc là đơn vị tư vấn được thuê để lập dự án thì việc nâng cao, đổi mới công tác lập dự án là rất cần thiết.
    Đối với dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” thì việc lập dự án là quan trọng, do dự án có vai trò quan trọng nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc ở một tỉnh còn nghèo như Sơn La, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh . Với ý nghĩa nhằm phát triển nông nghiệp của địa phương, tuy là một đơn vị được thuê lập dự án nhưng Tổng công ty cũng cần nâng cao hiệu quả công tác lập dự án để dự án có hiệu quả hơn, chính xác hơn để thuận tiện cho chủ đầu tư đánh giá dự án cũng như thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án và huy động vốn, đồng thời cũng là nhằm nâng cao uy tín của Tổng công ty trong công tác lập dự án. Để nâng cao hiệu quả cho các dự án tương tự sau thì ta có thể đánh giá dự án từ đó tìm ra những thiếu sót trong quá trình lập dự án để có biện pháp hoàn thiện việc lập dự án.
    Với ý nghĩa như vậy, sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn em đã chọn đề tài: “ Đánh gia công tác lập dự án Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
    Đề tài nghiên cứu của em gồm ba phần tương ứng với ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về lập dự án đầu tư
    Chương 2: Thực trạng hoạt động lập dự án đầu tư “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp va phát triển nông thôn.
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” nói riêng và công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung.
    Do thời gian tìm hiểu có hạn và còn thiếu kinh nghiệm khi nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện chuyên đề của mình.
    MỤC LỤC
    PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN II: NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
    1.1 Lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư 3
    1.1.1 Đầu tư 3
    1.1.2 Dự án đầu tư 3
    1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư 3
    1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư 4
    1.1.2.3 Chu kỳ dự án đầu tư 6
    1.1.2.4 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án 7
    1.2. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư 8
    1.2.1 Quan niệm về lập dự án đầu tư 8
    1.2.2 Nội dung lập dự án đầu tư 11
    1.2.2.1.Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư 12
    1.2.2.2.Nghiên cứu tiền khả thi 14
    1.2.2.3.Nghiên cứu khả thi 15
    1.2.3 Quy trình lập dự án đầu tư 17
    1.2.3.1 Logic của quá trình lập dự án 18
    1.2.3.2 Các hoạt động trong lập dự án 19
    1.2.3.3 Quy trình lập dự án 20
    1.2.3.4 Xây dựng quy trình lập dự án 21
    1.2.4 Các phương pháp lập dự án 22
    1.2.4.1 Các phương pháp dự báo, dự đoán 22
    1.2.4.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu 25
    1.2.4.3 Các phương pháp phân tích đánh giá 26
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ “XƯỞNG CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN CÔNG SUẤT 90 TẤN/NGÀY” TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 30
    2.1 Tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 30
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 30
    2.1.2 Tên, trụ sở 30
    2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty 30
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 31
    2.1.4.1 Hội đồng quản trị 31
    2.1.4.2Ban kiểm soát 33
    2.1.4.3 Hiện nay Tổng công ty có bộ máy tổ chức như sau 33
    2.1.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 34
    2.1.5.1 Văn phòng Tổng công ty 34
    2.1.5.2 Phòng kế họach đầu tư và thị trường 35
    2.1.5.3 Phòng tổ chức cán bộ – thanh tra 37
    2.1.5.4 Phòng kỹ thuật công nghệ 39
    2.1.5.5 Phòng tài chính – kế toán 40
    2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua 42
    2.1.6.1 Thành tựu 42
    2.1.6.2 Những vấn đề còn tồn tại 44
    2.1.7 Công tác lập dự án tại Tổng công ty 44
    2.1.7.1 Quy trình lập dự án tại Tổng công ty 45
    2.1.7.2 Nội dung của dự án được lập tại Tổng công ty 46
    2.1.7.3 Phương pháp lập dự án được sử dụng tại Tổng công ty 46
    2.2 Lập dự án “Đầu tư xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” 47
    2.2.1 ngành chế biến tinh bột sắn 47
    2.2.2 Dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày 48
    2.2.2.1 Bối cảnh của dự án. 48
    2.2.2.2 Tóm tắt dự án 53
    2.2.2.3 Đánh giá thực trạng lập dự án “Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90tấn/ngày” 58
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN “XƯỞNG CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN” NÓI RIÊNG VÀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÓI CHUNG. 71
    3.1. Định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn nói chung”. 71
    3.1.1 Các giải pháp giảm thời gian lập dự án 74
    3.1.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập dự án 75
    3.1.3 Các giải pháp giảm chi phí lập dự án đầu tư 76
    3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 76
    3.2.1 Đầu tư cho nguồn nhân lực làm công tác lập dự án 78
    3.2.2 Đầu tư trang thiết bị và phần mềm ứng dụng cho công tác lập dự án 79
    3.2.3 Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự án 80
    3.2.4 Hình thành hệ thống cộng tác viên 81
    3.2.5 áp dụng các phương pháp hiện đại trong lập dự án 81
    3.2.6 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 81
    3.2.7 áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công tác lập dự án 82
    3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án “ Xưởng chế biến tinh bột sắn”. 86
    3.3.1. Phương án cơ sở của dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”. 87
    3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án 89
    3.3.2.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường sản phẩm dự án 89
    3.3.2.2 Giải pháp nâng cao tính chính xác cho dự án được lập 91
    3.4. Nếu áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty thì hiệu quả lập dự án sẽ tăng lên: .97
    3.4.1. Cho phía Tổng công ty với cương vị là đơn vị lập dự án .97
    3.4.2. Đối với các nhà đầu tư 98
    3.4.3. Đối với nền kinh tế 99
    PHẦN III: KẾT LUẬN 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
     
Đang tải...