Luận Văn Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ những năm 80 (Thế kỷ XX),
    được đánh dấu bằng các chính sách: Chỉ thị số 100-CT/TƯ (01/1981);
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1986); Nghị quyết số 10-
    NQ/TƯ (4/1988); Nghị quyết Trung ương 6 (Khoá VI - 3/1989) . đã tạo ra
    những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội.
    Bên cạnh những thành tựu đó, thì mặt trái của kinh tế thị trường;
    nhiều tiêu cực nghiêm trọng và kéo dài như tệ tham nhũng, quan liêu, mất
    công bằng, mất dân chủ của một số cán bộ đã tác động đến đời sống của
    người dân, gây bức xúc, bất bình . dẫn đến xung đột xã hội. Điển hình là
    các xung đột ở Cần Thơ, Đồng Tháp (1990 - 1994), Thái Bình (1997), Tây
    Nguyên (2001 và 2004).v.v .
    Tình hình đó cho đến nay vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là
    các tỉnh có lợi thế phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá như Đồng Nai,
    Bình Dương, Hà Tây, Hưng Yên . đã và đang gây ra những hậu quả
    nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự.
    Từ thực tế trên, vấn đề được đặt ra ở đây là: Căn nguyên của những
    xung đột xã hội về đất đai đã và đang xảy ra ở nông thôn Việt Nam thời kỳ
    đổi mới là gì? Mức độ, cấp độ xung đột xảy ra xuất phát từ quan hệ đất đai
    ở Việt Nam đưa đến hậu quả gì? Những biện pháp nào có tính khả thi để
    giải quyết xung đột trong tình hình hiện nay và giải pháp phòng ngừa thời
    gian tới?
    Về mặt lý luận, đối với xung đột xã hội cần vận dụng phương pháp
    luận nào, lý thuyết nào để nghiên cứu, giải quyết xung đột? Trong thời kỳ
    đổi mới ở nước ta, những mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết bằng bạo lực
    hay đối thoại hoà bình?
    Đây là những câu hỏi mà đề tài của Luận án sẽ góp phần giải đáp.
    -2-
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    2.1. Tình hình nghiên cứu xung đột x∙ hội về đất đai trên thế giới
    Vấn đề đất đai và xung đột xã hội về đất đai được các nhà khoa học
    chú trọng nghiên cứu từ rất sớm, nhất là hướng đến giá trị của đất đai trong
    việc quyết định đến mỗi chính thể xã hội, như các nghiên cứu của
    Montesquieu (1689-1755), Karx Marx (1818-1883), Friedrich Engels
    (1820-1895). Sau này là nghiên cứu của Robert L.Sansom (1968), Anita
    R.Desai (1937 .), Thomas L.Friedman (2005).v.v . về vai trò của đất đai ở
    nông thôn trong xã hội truyền thống và hiện đại
    Các nhà khoa học cố gắng tiếp cận từ quan hệ lợi ích, cách phân phối
    các tài nguyên không công bằng, đã nhìn nhận xung đột xã hội về đất đai có
    một vị trí hết sức quan trọng cho sự tồn tại, phát triển hay kìm hãm xã hội.
    2.2. Tình hình nghiên cứu xung đột x∙ hội ở Việt Nam
    Trước thời kỳ đổi mới, khái niệm mâu thuẫn được đề cập nhiều hơn là
    khái niệm xung đột. Trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều mâu thuẫn xã hội đơn lẻ tích tụ cả quá trình
    dài bùng phát tạo nên những điểm nóng, mất ổn định an ninh, trật tự khiến
    các nhà chính trị, nhà quản lý, nhà khoa học thấy cần thiết phải nghiên cứu
    vấn đề xung đột xã hội theo đúng như bản thân sự tồn tại của nó.
    Vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, các quan hệ xung quanh sở hữu, sử
    dụng đất đai; lịch sử của vấn đề đất đai . cũng được nghiên cứu ở mức độ
    nhất định.
    Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy công trình, đề tài nào được công bố
    nghiên cứu một cách chính thức, độc lập, có hệ thống xung đột xã hội về
    đất đai và sử dụng phương pháp điều tra Xã hội học để lý giải hiện tượng
    xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...