Tiểu Luận Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng”.
    Bài làm
    1. Dẫn nhập
    Ở hầu hết mọi nền văn hóa, mọi quốc gia, gia đình được coi là tổ ấm, là nơi nương tựa về mặt vật chất và tinh thần của con người. Nhưng gia đình cũng là nơi hội tụ những mâu thuẫn và đấu tranh do sự khác biệt về học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, quan niệm và lối sống, do sự xung đột giữa thái độ đề cao giá trị của đồng tiền với đạo lí tôn trọng tình nghĩa, do sự biến đổi giữa các thế hệ cùng chung sống, do tình trạng bất bình đẳng giới chưa được cải thiện một cách triệt để,
    Đối với người Việt Nam, gia đình mang một giá trị cao cả, thiêng liêng. Hôn nhân và gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội. Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thử thách mới khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng không tương xứng với sự phát triển văn hóa – xã hội đã làm khủng hoảng nhiều hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt ở khu vực thành phố đang có xu hướng tăng lên kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Cuộc điều tra do bộ VH-TT&DL, phối hợp với tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51,361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65,929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7-2%, thấp hơn tỷ lệ 4-6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18-60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: xung đột gia đình (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).
    Như vậy, xung đột gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến li hôn. Vậy nguồn gốc của các xung đột trong gia đình như thế nào? Những nhân tố nào tác động đến li hôn trong gia đình? Các cặp vợ chồng giải quyết xung đột như thế nào? Tìm hiểu xung đột gia đình và những yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp chũng ta hiểu được độ bền vững của hôn nhân cũng như các nhân tố tác động tới sự bền vững này.


    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Phạm Thị Mai Hương với đề tài nghiên cứu về “Thực trạng bạo lực giới trong gia đình”, cho rằng: Việt Nam không phải là một xã hội bạo lực nhưng bạo lực giới trong gia đình vẫn len lỏi trong cộng đồng và là một vấn đề để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thân thể, tâm lí xã hội cho người phụ nữ. Kết quả của đề tài nghiên cứu đã thể hiện được bức tranh về phụ nữ bị bạo lực qua hoạt động tư vấn. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều dạng bạo lực khác nhau, cả về thân thể, tinh thần, tình dục. Bạo lực thân thể luôn đi đôi với bạo lực về tinh thần. Đánh đập luôn đi kèm với đe dọa và lăng nhục. Các loại bạo lực khác nhau đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và xã hội của người phụ nữ và con cái của họ.
    Đề tài “Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay”của Ngô Thị Mai Diên. Đã cung cấp một bức tranh tương đối chi tiết về tác động của bạo lực gia đình đối với đời sống của người phụ nữ, thể hiện qua ba nội dung nghiên cứu cụ thể: phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình, các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu, và hệ quả của từng phản ứng đối với sức khỏe của người phụ nữ
    Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hà cho thấy nhiều vấn đề xung đột vợ chồng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình. Đưa ra nhiều ngyên nhân như: qua vấn đề chi tiêu và ứng xử giữa vợ và chồng với nhau, cách ứng xử trong gia đình, vấn đề phân công lao động trong gia đình, việc chăm sóc con cái, qua đề tài nghiên cứu “Một số nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ tại Hà Nội”, 2003.
    Các nghiên cứu đều đưa ra thực trạng của bạo lực trong gia đình, tác động, những nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình. Vậy ở ở đề tài này, tôi đi tìm hiểu về xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ và những yếu tố ảnh hưởng của nó trên cơ sở tham khảo những kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trên và trướcđó.
    3. Lí thuyết áp dụng
    Với đề tài “Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng” tôi sử dụng “lí thuyết xung đột” để biện luận, giải thích về vấn đề. Các nhà lí thuyết xung đột đặt trọng tâm nghiên cứu về cấu trúc và thể chế xã hội.Những quan điểm của họ về vấn đề này lại đối lập với các nhà chức năng luận.Các nhà xung đột nhìn nhận thấy sự bất đồng và xung đột ở bất kì một thời điểm nào trong hệ thống xã hội còn các nhà chức năng lại đề cao tính trật tự của xã hội. Xu hướng của các nhà chức năng coi xã hội được duy trì và liên kết nhờ các giá trị và nền tảng đạo đức chung, còn các nhà xung đột luôn chỉ ra tính trật tự của xã hội là sự áp đặt của một số người có vị trí ở trên cùng. Hay nói cách khác, các nhà chức năng nhấn mạnh tới vai trò của giá trị trong sự cố kết xã hội thì các nhà xung đột lại nhấn mạnh vai trò của quyền lực trong việc duy trì trật tự xã hội.
    Các luận điệm chính của lý thuyết xung đột theo xã hội học:
    Các chức năng và các hành động xã hội góp phần vào sự phát triển của tập đoàn và của xã hội, chúng hòa hợp vào nhau, hoặc một cách tự phát, hoặc do ý chí của quyền lực xã hội. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng cũng xung đột với nhau.
    Nếu hiểu xung đột theo nghĩa rộng nhất của nó, thì xung đột là một trong những mặt thường xuyên của cuộc sống con người. Nó tồn tại ở tất cả các trình độ trong gia đình, tập đoàn, xã hội – chính trị, cộng đồng thế giới.
    Sự xung đột quy định cả một loạt những hành động đặc thù nhằm giải quyết nó và đi từ sự thảo luận để sửa chữa lại và tìm kiếm sự thỏa hiệp cho cuộc đấu tranh. Người ta phân biệt hai kiểu xung đột lớn: những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của tập đoàn và những xung đột xét cho cùng chỉ là biểu hiện sức sống của tập đoàn đó. Tuy nhiên, một sự tích lũy quá lớn những xung đột nhỏ có thể đưa đến một sự thay đổi về chất, được thể hiện thành một cuộc xung đột lớn và không sao có thể hàn gắn được. Tiêu chuẩn nặng hay nhẹ của một cuộc xung đột chính yếu không gây nên sự đoạn tuyệt của những mốiliên hệ xã hội, mà chỉ xác nhận sự đoạn tuyệt ấy. Sự đoạn tuyệt đã có trong thực tế và tập đoàn chỉ tiếp tục sống về bên ngoài.
    Nguồn gốc của những xung đột thật khác nhau, tùy theo sự khác nhau của bản thân những xung đột. Nhưng mọi cuộc xung đột đều được giải thích bởi sự kiện là những hành động xã hội và mục đích mà chúng tìm kiếm tất yếu sẽ gặp nhau, đúng như là tự do của mỗi người gặp gỡ tự do của người khác. Việc gặp gỡ này hạn chế lẫn nhau. Nếu nó được chấp nhận và thừa nhận ngay tức khắc, thì tình hình xung đột không nảy sinh. Trong trường hợp ngược lại, sự xung đột không thể tránh khỏi. Tóm lại, nguồn gốc của những xung đột là ở trong vô số những quyền lợi xã hội đặc thù. Nếu nhiều cuộc xung đột không nảy sinh, đó là vì xã hội bằng các quyền lực và các luật lệ của nó đã quy định từ trước những giới hạn mà mọi người đều biết và được chấp nhận như qui luật của trò chơi. Một số xung đột rất hiện thực và được thể hiện thành một cuộc thử sức mạnh, cũng diễn ra trong khuôn khổ của xã hội, điều này cũng duy trì chúng trong một giới hạn nào đó.
    Người ta muốn coi ganh đua như là một xung đột. Thực tế, nó là hình thức bình thường của những cuộc xung đột bình thường của một xã hội. Đôi khi, việc ganh đua dẫn đến sự loại bỏ một đối thủ. Ganh đua và xung đột cũng có qui tắc mà trong cả hai trường hợp, đôi khi cũng bị vi phạm và việc loại bỏ đối thủ không bao giờ là vĩnh viễn. Trong một cuộc xung đột xã hội, đối thủ thua nhưng không bao giờ thừa nhận hoàn toàn sự thất bại của họ.Vì thế, thường thường những xung đột lại là nguồn gốc đẻ ra những sự xung đột.
    Xung đột có thể ở bên trong hoặc giữa các cá thể. Trong trường hợp, sự đe dọa xung đột là một yếu tố làm cho các cá nhân có liên quan cấu kết lại với nhau, chính quyền có thể viện ra sự đe dọa ấy, dù nó là hoang đường, vì mục đích đoàn kết nói trên. Thực vậy, trước sự đe dọa này, các quyền lợi đnag xung đột hoặc ganh đua với nhau có thể dễ dàng tự hạn chế lại để đương đầu với tình hình.
    Có thể nói, những va chạm về quyền lợi luôn luôn đặt thành vấn đề, những vấn đề công lý: con người và các xã hội xung đột với nhau vì công lý và xung quanh công
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...