Luận Văn Xung đột pháp luật về xác định, định danh trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Xung đột pháp luật về xác định, định danh trong tư pháp quốc tế Việt Nam
    Giới thiệu chung

    Tóm tắt: Xung đột pháp luật về xác định, định danh là một nội dung trọng tâm trong Tư pháp quốc tế. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, xung đột pháp luật về xác định, định danh càng hay xảy ra. Thế nhưng, theo tác giả, ngoài lĩnh vực động sản và bất động sản, Tư pháp quốc tế Việt Nam còn thiếu giải pháp chung cho xung đột pháp luật về xác định, định danh. Để hoàn thiện mảng pháp luật này, tác giả cho rằng nên xác định, định danh quan hệ tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của Việt Nam. Trong khi chờ đợi việc luật hoá giải pháp này, Toà án nhân dân tối cao có thể ra thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ.
    Xung đột pháp luật về xác định, định danh là hiện tượng mà theo đó một vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài được sắp xếp theo pháp luật của Toà án (pháp luật của quốc gia có toà án xét xử vụ việc đóng ở đó) vào phần phạm vi của một quy phạm xung đột trong khi đó pháp luật nước ngoài liên quan sắp xếp vấn đề này vào phần phạm vi của một quy phạm xung đột khác [1]. Là một hiện tượng chung của Tư pháp quốc tế, cho nên xung đột pháp luật về xác định, định danh cũng tồn tại trong Tư pháp quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta chưa có giải pháp đầy đủ cho vấn đề xung đột pháp luật về xác định, định danh. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có giải pháp nhưng chỉ giới hạn ở lĩnh vực phân biệt động sản và bất động sản, trong khi đó đây chỉ là một phần nhỏ của hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh [2]. Thiếu sót này là đáng tiếc và việc bổ khuyết là cần thiết. Nếu không, đây có thể là môi trường phát triển hiện tượng áp dụng không thống nhất các quy phạm xung đột [3].
    I. Vấn đề xung đột pháp luật về xác định, định danh ở Việt Nam

    1. Trong lĩnh vực động sản và bất động sản
    "Các phạm trù "động sản" và "bất động sản" không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới. Do đó thường phát sinh xung đột pháp luật về định danh tài sản" [4]. Ở đây, xung đột pháp luật về xác định, định danh xuất hiện khi một quan hệ tài sản được xếp theo pháp luật của toà án vào quy phạm điều chỉnh bất động sản; trong khi đó, pháp luật nước ngoài liên quan xếp quan hệ này vào quy phạm điều chỉnh động sản hoặc ngược lại. Về giải pháp cho xung đột pháp luật về xác định, định danh này, Tư pháp quốc tế các nước không có sự đồng nhất. Theo thực tiễn xét xử Toà án Pháp, việc xác định một quan hệ tài sản là quan hệ động sản hay quan hệ bất động sản phải theo pháp luật Pháp, tức là theo pháp luật của Toà án [5]. Nhưng theo điều 3078 BLDS Kê-béc (Canađa), việc xác định tài sản là động sản hoặc bất động sản phải theo pháp luật nơi có tài sản [6].
    Ở nước ta, theo Khoản 3 Điều 833, Bộ luật Dân sự 1995 (K3 Đ766 BLDS 1995), "việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó". Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản này để giải quyết xung đột pháp luật về xác định, định danh tài sản cũng được ghi nhận trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), với Liên xô (cũ) (Điều 35 Khoản 3), với Tiệp Khắc (cũ) (Điều 35 Khoản 3), với Cu Ba (Điều 34, Khoản 3), với Hungari (Điều 43 Khoản 3), với Bungari (Điều 33 Khoản 3) [7]. Tóm lại, Tư pháp quốc tế Việt Nam thừa nhận vai trò của pháp luật nơi có tài sản để xác định bản chất động sản hay bất động sản của một quan hệ có yếu tố nước ngoài: Nếu tài sản có tranh chấp ở nước ngoài thì xác định theo pháp luật nước ngoài và nếu tài sản có tranh chấp ở Việt Nam thì xác định theo pháp luật Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...