Tiểu Luận Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài -

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cá nhân 1 Tư pháp Quốc tế – “Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài”.

    Đề bài: Nội dung dưới đây đúng hay sai? Tại sao? “Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài”.
    BÀI LÀM
    Khẳng định: Nội dung là đúng.
    Giải thích:
    Tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động ) giữa công dân và pháp nhân của các quốc gia với nhau. Khi tham gia vào tư pháp quốc tế, luật pháp của các quốc gia khác nhau thường có cách hiểu không giống nhau về cùng một vấn đề. Xung đột pháp luật là hiện tượng hệ thống pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể tham gia để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nhưng lại có cách hiểu, cách quy định không giống nhau và cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật phải chọn một trong các hệ thống pháp luật đó. Nguyên nhân của sự xung đột pháp luật thì có nhiều nhưng chủ yếu là do không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất hoặc là do nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau.
    “Yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ pháp luật không đơn giản chỉ là sự khác biệt về quan niệm luật pháp nước này với nước kia, mà bao hàm cả sự khác biệt về quốc tịch, nơi xảy ra hành vi, nơi có tài sản, nơi giải quyết xung đột, Vì thế, tư pháp quốc tế như một “vùng đệm”, hay “sự giao thoa” giữa luật quốc tế và luật quốc gia để giải quyết các xung đột pháp luật trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài.
    Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Một ví dụ cụ thể là: năm 1975, anh N.V.A sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa, anh N.V.A về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh N.V.A qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: Một ngôi nhà ở ngoại ô Pháp (di sản A); một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản B); một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản C) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản D). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh N.V.A, quốc tịch Pháp và em trai anh N.V.A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật, chúng ta dẫn đến kết quả sau: Vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản A được điều chỉnh bợi pháp luật Pháp, di sản C được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản D được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản B được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.
    Về lĩnh vực hôn nhân gia đình, có thể lấy ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nữ công dân Anh. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nu công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam – 20 tuổi, nữ – 18 tuổi). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...