Thạc Sĩ Xung đột giữa cá nhân với tập tục trong Út Lót - Hồ Liêu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: BÌNH DIỆN “XUNG ĐỘT GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP TỤC” TRONG “ÚT LÓT - HỒ LIÊU”
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề. 3
    3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. 6
    4. Phương pháp nghiên cứu. 8
    5. Những đóng góp của luận văn. 8
    6. Cấu trúc của luận văn. 9
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 10
    1. Thanh Hoá và địa bàn cư trú của dân tộc Mường. 10
    1.1. Vài nét khái quát về Thanh Hoá. 10
    1.2. Địa bàn cư trú của người Mường. 10
    2. Tổ chức xã hội của vùng Mường. 13
    3. Đời sống dân tộc Mường. 14
    3.1. Đời sống vật chất 14
    3.2. Đời sống tinh thần. 16
    3.2.1. Ứng xử của người Mường trong gia đình và ngoài xã hội 16
    3.2.2. Một số tập tục trong xã hội phong kiến Mường. 18
    3.2.3. Văn học dân gian. 21
    4. Truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu trong đời sống văn hoá người Mường. 29
    4.1. Quá trình sưu tầm và công bố. 29
    4.2. Tóm tắt tác phẩm 30
    4.3. Truyện thơ Mường “Út Lót - Hồ Liêu” trong đời sống và tình cảm của người dân Mường xứ Thanh. 32
    CHƯƠNG 2: CÁC BÌNH DIỆN “XUNG ĐỘT GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP TỤC” TRONG “ÚT LÓT - HỒ LIÊU”. 33
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Xung đột giữa tài năng cá nhân với tập tục. 33
    1.1. Tài năng của người phụ nữ không được thừa nhận. 33
    1.2. Tài năng phải trải qua thử thách. 36
    2. Xung đột giữa hạnh phúc cá nhân và tập tục. 41
    2.1. Tình yêu không tiến tới được hôn nhân. 41
    2.2. Hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. 45
    2.3. Sự đấu tranh quyết liệt để giành lại tình yêu. 49
    3. Ý nghĩa của đề tài 54
    3.1. Ca ngợi tài năng cá nhân. 54
    3.2. Thể hiện khát vọng tự do trong tình yêu và hôn nhân trong xã hội phong kiến Mường. 56
    3.3. Thể hiện sự đấu tranh quyết liệt chống lại luật lệ, tập tục phong kiến 59
    CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI “XUNG ĐỘT GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP TỤC” TRONG “ÚT LÓT - HỒ LIÊU”. 61
    1. Kết cấu cốt truyện. 61
    2. Các mô típ trong truyện thơ. 65
    2.1. Mô típ gái giả trai 65
    2.2. Mô típ thử thách. 68
    2.3. Mô típ về sự hoá kiếp. 72
    3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 75
    3.1. Kế thừa nội dung dân ca tình yêu. 76
    3.2. Nghệ thuật so sánh giàu hình ảnh. 81
    3.3. Nghệ thuật ẩn dụ. 84
    3.4. Lối miêu tả tương phản. 88
    KẾT LUẬN 93
    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) lại có vị trí đặc biệt từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của lục địa Đông Nam Á, thuận lợi cho sự giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực. Do đó Việt Nam có một nền văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo.
    Trong điều kiện xu hướng hội nhập thế giới hiện nay, ngoài việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là nhiệm vụ, yêu cầu bức thiết. Xác định được tầm quan trọng này trong Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [67;114] đã khai thác và phát triển tinh hoa văn hoá của các dân tộc anh em, tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt Nam.
    Nhắc đến những giá trị văn hoá nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, phải kể đến vốn văn học cổ truyền của các dân tộc thiểu số mà trong đó truyện thơ là một trong những thể loại tiêu biểu. Đây không chỉ là một thể loại văn học mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ vừa cổ truyền vừa hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc lại được mọi người yêu thích.
    1.2 Dân tộc Mường là một dân tộc có dân số đông đứng thứ tư nước ta sau các dân tộc Việt (Kinh), Tày, Thái. Hiện nay, người Mường sinh sống ở nhiều nơi trong cả nước nhưng địa bàn cư trú tập trung lâu đời nhất của họ vẫn là ở Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Mường, đề cập đến các vấn đề lịch sử, tộc người, kinh tế, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học dân gian Nhưng trong phạm vi đề tài luận văn này, người viết chỉ đi sâu, tìm hiểu về văn học dân gian của người Mường.
    Trước kia, mặc dù chưa có chữ viết nhưng người Mường vẫn có một nền văn học truyền miệng rất đa dạng với đủ các thể loại: Sử thi, ca dao, dân ca, truyện cổ, truyện thơ Riêng truyện thơ, tuy số lượng không nhiều nhưng lại có nội dung, nghệ thuật đặc sắc. Đề tài trong truyện thơ rất phong phú nhưng nổi bật là đề tài tình yêu. Đằng sau việc phản ánh tâm tư tình cảm, cảm xúc tinh tế của người Mường là sự phản ánh hiện thực xã hội, lên án những hủ tục phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đè nén, kìm hãm sự phát triển của tài năng cá nhân, đặc biệt là tài năng của người phụ nữ. Ngoài ra truyện thơ Mường còn tái hiện lại đời sống hiện thực, quá trình phát triển của xã hội Mường, truyền thống văn hoá nhiều mặt và đa dạng, phong phú và trải qua nhiều thế kỉ đã tạo nên bản sắc của dân tộc Mường.
    1.3 Một số truyện thơ Mường cho đến nay đã được công bố và in thành sách như: Nàng Nga – Hai Mối, Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Ờm chàng Bồng Hương, Vườn hoa núi cối . Trong đó, truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” là một trong những truyện thơ được người Mường nhắc tới nhiều nhất. “Có thể nói từ khi còn ở trong nôi, mỗi người Mường đã được nghe hát về Út Lót - Hồ Liêu. Đến tuổi bắt đầu biết nhận xét ít nhiều về cảnh vật xung quanh, họ lại được bà mẹ kể cho nghe về sự tích đàn bướm lạc tháng Ba, năm năm lại tái sinh và bay dập dờn, đông vô kể ở các nẻo rừng, về con cày cun nằm rũ rượi, buồn bã đáng thương như muốn tiếc nuối điều gì đến trọn kiếp” [21;9]. Truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”“Nàng Nga – Hai Mối” được coi như là “Truyện Kiều”của người Mường.
    Tuy chưa xác định được truyện thơ này ra đời vào thời nào và bắt đầu từ đâu nhưng dựa vào những yếu tố trong truyện người ta có thể xác định được câu chuyện có thật này xảy ra vào thời vua Minh Mệnh. Hiện nay chưa xác định được nơi ra đời của truyện thơ này vì truyện đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều địa phương khác song quê hương của những nhân vật chính trong tác phẩm được nhắc tới như “ông Đạo Út Mường Đẹ”. Mường Đẹ nay thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Quê hương của Hồ Liêu chắc cũng không xa Mường Đẹ là mấy. Ngày nay, tuy các di tích để tưởng nhớ về nàng Út Lót không còn nữa nhưng truyện thơ này vẫn có giá trị tinh thần lớn lao trong lòng người dân Mường.
    1.4 Riêng đối với cá nhân người làm đề tài này với mong muốn tìm hiểu, khám phá thêm nền văn hoá dân gian của một vùng đất mà đã từ lâu được mệnh danh là cái nôi của văn hoá để góp một phần công sức nhỏ bé giới thiệu đến mọi người về nền văn hoá đặc sắc này.
    2. Lịch sử vấn đề
    Cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do cho sự phát triển mọi mặt đời sống dân tộc.
    Bên cạnh việc nâng cao dân trí thì việc nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu văn hoá, văn học dân gian, đặc biệt là văn học các dân tộc ít người cũng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Do đó, công việc sưu tầm và nghiên cứu đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.
    Riêng truyện thơ các dân tộc ít người trong những năm gần đây đã được sưu tầm, công bố và cho xuất bản khá nhiều giúp chúng ta nhìn nhận, tìm hiểu sâu hơn về đời sống tinh thần và xã hội của đồng bào dân tộc ít người.
    Với khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ, người viết không có điều kiện để giới thiệu hết quá trình sưu tầm, dịch thuật, phân tích các vấn đề thuộc thể loại truyện thơ mà chỉ tập trung xem xét lịch sử nghiên cứu truyện thơ Mường với tư cách là một tác phẩm riêng lẻ.
    2.1 Năm 1963, lần đầu tiên hai nhà sưu tầm Hoàng Anh Nhân và Minh Hiệu giới thiệu tập “Truyện thơ Mường”, gồm 4 truyện: “Út Lót - Hồ Liêu”; “Nàng Nga – Hai Mối”; “Nàng Ờm – chàng Bồng Hương”; “Nàng con côi”.
    Năm 1986, các tác giả lại giới thiệu một lần nữa “Tuyển tập truyện thơ Mường”. Trong tuyển tập lần này, ngoài “Đẻ đất đẻ nước” đã xác định thể loại sử thi, bốn truyện thơ được chỉnh lí giới thiệu lại, trong đó có truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”.
    Tác giả Hoàng Anh Nhân đã đưa ra nhận xét tổng hợp về thể loại truyện thơ như sau: “Cũng giống như văn học các dân tộc anh em khác trên đất nước ta, một truyện thơ dân gian Mường cũng thường là một bài ca về chủ nghĩa nhân đạo với những dáng vẻ khác nhau. Đó là sự đòi hỏi về quan hệ trong sáng giữa con người với con người, đòi hỏi được quyền yêu chính đáng, không có sự ép uổng lẫn nhau. Đó cũng là sự quan tâm, che chở và giúp đỡ cho người bất hạnh và lên án những cái tàn bạo, trái ngược với tình người. Cái thiện, cái đẹp dù nhiều lúc gặp khó khăn trắc trở, nhưng cuối cùng vẫn vượt lên cái ác, thắng cái xấu xa” [33;85,86]. Và mỗi tác phẩm “còn thể hiện rất rõ ràng những khát vọng, những ước mơ chân chính và cũng rất đơn giản của con người: được tự do yêu đương, xây dựng hạnh phúc” [33;178]
    Năm 1976, Tráng Đồng (tập truyện thơ dân gian dân tộc Mường) do Mai Văn Trí, Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch, chú thích và giới thiệu được Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội công bố. Tập sách gồm có ba truyện thơ (Tráng Đồng, Cun Đủ Lang Đà, Vườn hoa núi Cối) được sưu tầm ở Hoà Bình. Đáng chú ý là, nếu những người sưu tầm, biên dịch khác cho rằng Út Lót - Hồ LiêuNàng Nga - Hai Mối là hai tác phẩm riêng rẽ thì nhóm biên dịch sách này, như đã nói rõ trong lời giới thiệu ở trang 12, căn cứ vào “nhiều mối liên hệ trùng lặp và bằng vào sự kể lại của một số nghệ nhân am hiểu nhiều truyện”, đã xếp chúng vào một tác phẩm và lấy tên là truyện “Cun Đủ Lang Dà”. Ngoài ra, ở văn bản này, còn có một chi tiết khác: Út Lót lúc giả trai mang tên là chàng Út Khứ.
    Năm 1986, Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành Tuyển tập truyện thơ Mường (hai tập), do Hoàng Anh Nhân tuyển lựa và giới thiệu. Người soạn vì quan niệm bản sử thi vĩ đại “Đẻ đất đẻ nước” cũng là truyện thơ nên dành trọn tập I cho nó”. Tập II dành cho bản dịch của bốn truyện thơ được lưu truyền ở Thanh Hoá: Út Lót - Hồ Liêu (bản dịch của Minh Hiệu), Nàng Nga - Hai Mối (Minh Hiệu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí), Nàng Ờm - chàng Bồng Hương (Hoàng Anh Nhân sưu tầm, biên dịch), Nàng Con Côi (Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch).
    Cũng vào năm 1986, hai nhà sưu tầm Trần Thị Liên và Nguyễn Hữu Kiên trong cuốn Văn hoá truyền thống Mường Đủ, xuất bản ở Thanh Hoá, đã sưu tầm lại truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” dưới dạng truyện cổ tích “Cun Đủ, Đạo già”, truyền thuyết “Út Lót - Hồ Liêu”.
    Do tính chất truyền miệng nên truyện thơ này có nhiều bản khác nhau, có những đoạn có thể quên ở người này hoặc người khác và cũng có điểm được người đời sau không ngừng bổ sung, nên giữa các bản có những sự khác nhau về lời thơ, về một số chi tiết, và đôi chỗ còn khác nhau về tâm lí của nhân vật.
    Năm 2010, nhà sưu tầm Bùi Thiện đã cho xuất bản cuốn “Truyện dân gian dân tộc Mường”, trong tập hai, phần truyện thơ có tác phẩm “Út Khót - Hồ Liêu”. Sở dĩ tác phẩm có tên khác bởi mỗi địa phương có một cách gọi khác nhau và Út Khót hay Út Lót đều có ý chỉ một vật quý.
    Qua nhìn nhận lại toàn bộ các công trình nghiên cứu của các tác giả chuyên sâu về văn học dân gian các dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy: Về truyện thơ Mường cho đến nay mới chỉ dừng lại ở những trang viết khiêm tốn, tuy đã có công trình đề cập tới nhưng lại đặt trong tổng quan chung về truyện thơ các dân tộc thiểu số. Thực tế đó đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu truyện thơ Mường với tư cách là một thể loại trong văn học dân gian Mường nói riêng và trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung. Với tinh thần ấy, luận văn đi vào một vấn đề, nói đúng hơn là một mâu thuẫn có tính chất phổ biến trong một truyện thơ Mường cụ thể (Út Lót - Hồ Liêu) về đề tài tình yêu nhằm xác lập những tư tưởng nhân văn mà dân tộc Mường gửi gắm qua truyện thơ. Trên cơ sở khoa học, bằng phương pháp phân tích các vấn đề có tính chất lập luận, chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề xung đột giữa tình yêu, hôn nhân với những tập tục của xã hội phong kiến trong truyện thơ Mường “Út Lót - Hồ Liêu” nhằm khôi phục lại một phần truyền thống văn hoá Mường xưa, góp phần thoả mãn nhu cầu thưởng thức và nghiên cứu truyện thơ Mường của độc giả yêu thích văn hoá dân tộc Mường.
    3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Kho tàng truyện thơ của các dân tộc thiểu số đồ sộ về số lượng và phong phú về đề tài thể hiện. Nhưng riêng truyện thơ Mường sưu tầm được cho đến nay chỉ dừng lại ở hai đề tài chính đó là: Đề tài tình yêu và đề tài số phận người mồ côi, trong đó đề tài tình yêu là đề tài chủ đạo và có sức hút hơn cả.
    Với khuôn khổ cho phép của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đi vào nghiên cứu một truyện thơ về đề tài tình yêu nhưng đi sâu vào vấn đề xung đột giữa tình yêu với những tập tục cổ hủ trong xã hội phong kiến trong truyện thơ Mường, mà cụ thể hơn là trong truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”. Văn bản được lấy làm căn cứ là văn bản sưu tầm, biên dịch của một số tác giả, đặc biệt là qua văn bản dịch của nhà sưu tầm Hoàng Anh Nhân. Tuy nhiên, chúng tôi không nghiên cứu đề tài một cách riêng biệt trong thể loại truyện thơ bởi: “Truyện thơ hình thành trên cơ sở tiếp thu và kết hợp những thành tựu của dân ca va truyện cổ. Nhưng tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong đó nổi lên hàng đầu là vai trò của dân ca hay truyện cổ trong sự tạo thành tác phẩm” [51;91].
    Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy truyện thơ Mường “Út Lót - Hồ Liêu” đã tiếp thu đề tài trong truyện cổ tích Mường, đồng thời sử dụng khá nhuần nhuyễn vốn dân ca truyền thống và xây dựng kết cấu truyện thơ. Chính vì vậy, trong quá trình viết, đề tài có sử dụng các truyện cổ tích và các bài dân ca dài, ngắn khác nhau về đề tài tình yêu cũng như về tập tục của dân tộc Mường.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Với đối tượng được xác định như trên, người viết tiến hành nghiên cứu trong phạm vi cụ thể:
    - Tập hợp, thống kê các bản kể liên quan đến truyện thơ như: truyền thuyết “Nàng Út Lót - Đạo Hồ Liêu”, truyện cổ tích “Cun Đủ - Lang Dà” và một số bản truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” khác.
    Trong văn bản “Út Lót - Hồ Liêu” do Bùi Thiện sưu tầm và giới thiệu, tác giả cho rằng nàng Nga - người vợ cha mẹ chàng cưới cho là chị cả của Út Lót và cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là do sự trùng lặp tên mà thôi. Giả thuyết thứ nhất không hợp lí, bởi nếu nàng Nga và Út Lót là hai chị em gái thì khi Út Lót đi chầu về sẽ biết chị gái mình lấy chồng ở đâu và lấy ai. Hơn nữa khi nghe tin Hồ Liêu mất, Út Lót đến thăm và gặp nàng Nga, hai người không thể không nhận ra nhau. Giả thuyết thứ hai hợp lí hơn, có thể đó chỉ là sự trùng lặp về tên mà thôi. Bởi vậy, người viết chủ yếu dựa vào văn bản do Minh Hiệu sưu tầm và chỉnh lí, biên soạn và chú thích, in trong cuốn “Truyện thơ Mường”, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1963, làm văn bản nghiên cứu của đề tài.
    3.3. Mục đích nghiên cứu
    Nắm vững đặc điểm truyện thơ Mường qua một tác phẩm cụ thể. Làm sáng rõ vấn đề xung đột giữa tài năng và tập tục được đề cập trong truyện thơ Mường “Út Lót - Hồ Liêu”. Đồng thời làm nổi bật khát vọng của người Mường về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” là một trong những truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Mường không chỉ phản ánh ước mơ, khát vọng của mỗi cá nhân mà qua đó còn thể hiện một bản sắc văn hoá, tập tục rất riêng của dân tộc Mường. Vì vậy, để tiến hành đề tài người viết kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu (phương pháp liên ngành)
    Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu văn học, nhưng kết hợp với phương pháp nghiên cứu văn hoá (phong tục, tập quán) để làm nổi bật ước mơ, khát vọng của người Mường được phản ánh trong văn học dân gian. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh trong sự thể hiện cùng một đề tài ở truyện thơ ở một số dân tộc khác.
    Người viết đã sử dụng phương pháp điền dã, về quê hương của truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” ở Mường Đủ (xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành ngày nay) nhằm tìm hiểu các nét văn hoá đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc Mường. Truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu” được nhân dân Mường rất yêu thích và dựng thành sân khấu kịch, nhưng thật đáng tiếc, năm 2008 lũ lụt đã phá huỷ toàn bộ thư viện huyện Thạch Thành nên rất nhiều tư liệu quý giá bị mất, trong đó có các tư liệu về truyện thơ này.
    Ngoài ra, trong khi tiến hành việc phân tích các tình tiết, sự kiện, người viết sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp .
    5. Những đóng góp của luận văn
    Từ việc nghiên cứu đề tài “Xung đột giữa cá nhân với tập tục trong truyện thơ Mường Út Lót - Hồ Liêu”, luận văn cố gắng làm sáng tỏ giá trị nhân văn của tác phẩm trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường.
    Đề tài góp phần làm rõ vẻ đẹp nhân cách của mỗi cá nhân nói riêng ,đặc biệt là người phụ nữ, và cả cộng đồng Mường nói chung.
    Đồng thời luận văn góp phần tìm hiểu những nét đẹp trong văn hoá truyền thống dân tộc Mường để từ đó đưa ra những kiến giải cho việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trên ba chương:
    + Chương 1: Một số vấn đề chung.
    + Chương 2: Các bình diện “Xung đột giữa cá nhân với tập tục trong Út Lót - Hồ Liêu.
    + Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đề tài “Xung đột giữa cá nhân với tập tục trong “Út Lót - Hồ Liêu”.

    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
    1. Thanh Hoá và địa bàn cư trú của dân tộc Mường
    1.1. Vài nét khái quát về Thanh Hoá
    Nằm ở phía Bắc Trung Bộ, là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, Thanh Hoá có toạ độ địa lí­ 19[SUP]o[/SUP]30[SUP]’ [/SUP]– 20[SUP]o[/SUP]30[SUP]’[/SUP] vĩ độ Bắc, 104[SUP]o[/SUP] – 106[SUP]o[/SUP]30[SUP]’ [/SUP]kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình dài 175km; phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An dài hơn 160km; phía Tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào dài 192km; phía Đông mở rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ với đường biển dài hơn 102km. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên là 11.178km[SUP]2[/SUP], được phân chia thành hai miền rõ rệt: miền núi, miền trung du và đồng bằng. Trong đó, miền núi và trung du chiếm tới 3/4 diện tích, còn lại 1/3 diện tích là Đồng bằng ven biển. Con sông Mã bắt nguồn từ Điện Biên Phủ chảy qua Sơn La, Sầm Nưa (Lào) vào Thanh Hoá tại địa phận Mường Lát. Dòng sông Mã xuyên suốt hai miền từ Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ đổ xuống Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, Hà Trung rồi ra biển Đông. Bên cạnh đó các con sông khác như sông Chu, sông Yên, sông Âm, sông Bưởi . cùng nhiều nhánh sông nhỏ khác đã làm phong phú thêm địa mạo xứ Thanh.
    Thanh Hoá có 24 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố trực thuộc, bao gồm 634 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 3,7 triệu người và có 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Tổng số người dân tộc trong địa bàn Thanh Hoá trên 600.000 người, trong đó dân tộc Mường có trên 300.000 người, đứng thứ 2 sau người Kinh và được coi là cái nôi của nền văn minh cổ ở Việt Nam.
    1.1.21.2. Địa bàn cư trú của người Mường
    Người Mường ở Việt Nam cư trú trên địa bàn rộng lớn bao gồm các tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An . Địa bàn gốc của người Mường được xác định là vùng chân núi Ba Vì. Sau những biến thiên lịch sử, ngày nay, khu vực trung tâm của người Mường là vùng đất Tây - Nam Hoà Bình và Tây - Bắc Thanh Hoá.
    Về địa bàn cư trú của người Mường ở các huyện miền núi Thanh Hoá được thống kê như sau:

    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vương Anh (2001), Tiếp cận văn hoá bản Mường (nghiên cứu - tiểu luận), Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    2. Vương Anh sưu tầm giới thiệu (1998), Truyện cười dân gian Mường, Nxb VHDT, Hà Nội.
    3. Đinh Văn Ân, sưu tầm, biên dịch, chú thích và giới thiệu (1973), Đang vần va, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
    4. Hà Văn Ban, Hoàng Anh Nhân sưu tầm và biên dịch; Đặng Nghiêm Vạn giới thiệu (1990), Trường ca Ú Thêm, Sở VHTT Thanh Hoá, Nxb KHXH, Hà Nội.
    5. Nguyễn Từ Chi, (1995), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
    6. Nông Quốc Chấn (chủ biên), (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb VHDT, Hà Nội.
    7. Nông Minh Châu và nhiều tác giả (1964), Truyện thơ Tày Nùng, T1, Nxb Văn học, Hà Nội.
    8. Ngô Hoài Chung (chủ biên), (2007), Truyền thuyết dựng bản - lập mường Thanh Hoá, Nxb Thanh Hoá.
    9. Hoàng Tấn Cư, Ngô Quang Hưng, Vũ Ngọc Kì sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn (1996), Hợp tuyển văn học Mường, Nxb VHDT, Hà Nội.
    10. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    11. Chu Xuân Diên, Văn hoá dân gian (Folklore) và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, tủ sách ĐHTH Thành phố Hồ Chí Minh
    12. Phạm Đức Dương và Hà Văn Tấn (1978), Về ngôn ngữ tiền Việt - Mường, Tạp chí Dân tộc học, số 1/1978.
    13. Phạm Đức Dương (1978), Về mối quan hệ Việt – Mường – Tày – Thái qua tư liệu dân tộc ngôn ngữ học, Tạp chí Dân tộc học 3/1978.
    14. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình VHDG Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
    15. Đinh Đức Giang (2003), Hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ Mường về đề tài tình yêu. Luận văn cao học, ĐHSP Hà Nội.
    16. Cao Sơn Hải (2003), Những bài ca đám cưới Mường Thanh Hoá, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    17. Cao Sơn Hải (2006), Văn hoá dân gian Mường - một góc nhìn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    18. Cao Sơn Hải (2005), Truyện thơ Nàng Nga - Đạo Hai Mối, Nxb KHXH, Hà Nội.
    19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên - 1978), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
    20. Bùi Chí Hăng, Xường trai gái dân tộc Mường, Nxb VHDT, Hà Nội, 2002.
    21. Minh Hiệu, Hoàng Anh Nhân sưu tầm và giới thiệu (1963), Truyện thơ Mường, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
    22. Minh Hiệu (1999), Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hoá, Nxb VHDT, Hà Nội.
    23. Jeane Cuisinier (1995), Người Mường, Địa lí nhân văn và xã hội, Nxb Lao Động.
    24. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972), Lịch sử Văn học Việt Nam (T1), Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.
    25. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội.
    26. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    27. Trần Thị Liên, Nguyễn Hữu Kiên sưu tầm và biên soạn (1986), Văn hoá truyền thống Mường Đủ, Sở VHTT Thanh Hoá.
    28. Đặng Văn Lung, Sông Thao sưu tầm và tuyển chọn (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    29. Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi (1996), Mo Mường, Nxb VHDT, Hà Nội.
    30. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    31. Bùi Huy Mai (2009), Dân tộc và bản sắc văn hoá vùng Văn Chấn Mường Lò (quyển 4), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    32. Nguyễn Văn Mạnh (1982), Vài suy nghĩ về cộng đồng tiền Việt - Mường ở Bình Trị Thiên, Tạp chí DTH 3/1982.
    33. Hoàng Anh Nhân, Lò Văn Sợi, Cao Ngọc Bích, Phạm Minh Trị (1985), Văn hoá truyền thống Mường Ca Da, Sở VHTT Thanh Hoá.
    34. Hoàng Anh Nhân (1986), Tuyển tập truyện thơ Mường, T2, Nxb KHXH, Hà Nội.
    35. Hoàng Anh Nhân, Vương Anh, Bùi Thiện, sưu tầm và biên soạn (1978), Truyện cổ Mường, Nxb VHDT, Hà Nội.
    36. Phan Đăng Nhật (1981), Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
    37. Phan Ngọc, Phan Đăng Nhật (1991), Thử xây dựng lại hệ thống huyền thoại Việt Mường, Tạp chí văn hoá dân gian, 1,2/1991
    38. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), (2001), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục.
    39. Nhiều tác giả (1995), Dân ca Mường, Nxb Văn học, Hà Nội.
    40. Nhiều tác giả (2004), Địa chí Thanh Hoá, T2, Nxb KHXH, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...