Luận Văn Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển và không ngừng mở rộng. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc. Điều này phù hợp với lợi ích của cả hai nước, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ.
    Trong những năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh. Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ ta phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua không ngừng tăng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt 16 triệu USD vào năm 2001. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 902,5 triệu USD (tăng gấp 56 lần so với kim ngạch năm 2001).
    Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất khắt khe về chất lượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng của thị trường Hoa Kỳ. Đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc và Canada. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này thì cần phải có những biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu từ cả phía nhà nước và doanh nghiệp.
    Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” với mục đích đề xuất một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam thành công hơn nữa trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong thực tiễn đã có rất nhiều đề tài viết về xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu như cuốn sách “Xúc tiến thương mại - lý thuyết và thực hành” của PGS.TS Đỗ Thị Loan hay “Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO” của TS. Phạm Thu Hương, song chưa có đề tài nào viết về “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”. Do vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đề tài này tuy có kế thừa song không trùng với những đề tài đã nghiên cứu.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xúc tiến xuất khẩu và thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, đề tài sẽ đưa ra các biện pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các biện pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số Doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ kể từ sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của Luận văn là các phương pháp phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích - tổng hợp và diễn giải.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu và sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
    Chương 2: Thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
    Chương 3: Một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 01
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 04
    1.1 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 04
    1.1.1 Xúc tiến thương mại 04
    1.1.2 Xúc tiến xuất khẩu 08
    1.2 Nội dung cơ bản của xúc tiến xuất khẩu 09
    1.2.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô 09
    1.2.1.1 Ký kết Hiệp định thương mại song phương và đa phương 09
    1.2.1.2 Tổ chức các phái đoàn viếng thăm 10 1.2.1.3 Tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại 11
    1.2.1.4 Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế 11
    1.2.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô 12
    1.2.2.1 Quảng cáo 12
    1.2.2.2 Quan hệ công chúng 13
    1.2.2.3 Bán hàng cá nhân 15
    1.2.2.4 Xúc tiến bán hàng 15
    1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu 16
    1.2.2.6 Hội trợ triển lãm thương mại quốc tế 18
    1.3 Sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 19
    1.4 Vai trò của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 20
    1.5 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số nước trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam 21
    1.5.1 Kinh nghiệm của Malaysia 21
    1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 25
    1.5.3 Bài học cho Việt Nam 27
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 29
    2.1 Đặc điểm thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ 29
    2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 29
    2.1.2 Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ 30
    2.1.3 Rào cản thương mại khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ 32
    2.1.3.1 Các vấn đề chung về thuế quan 33
    2.1.3.2 Những vấn đề chung Hải Quan 33
    2.1.3.3 Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá 34
    2.1.3.4 Các quy định về chứng chỉ rừng 35
    2.1.3.5 Các quy định về trách nhiệm xã hội 35
    2.1.3.6 Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 36
    2.1.4 Đặc điểm nhập khẩu gỗ của thị trường Hoa Kỳ 38
    2.2 Thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 39
    2.2.1 Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 39
    2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 39
    2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 41
    2.2.2 Thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 43
    2.2.2.1 Cấp Chính phủ 43
    2.2.2.2 Cấp Hiệp hội 49
    2.2.2.3 Cấp Doanh nghiệp 51
    2.2.3 Đánh giá chung 54
    2.2.3.1 Những thành tựu đạt được 54
    2.2.3.2 Tồn tại và bất cập 56
    2.2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại 58
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NHẰM ĐẨY MẠNH
    KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM
    VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 60
    3.1 Căn cứ để đề ra giải pháp 60
    3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cho đến năm 2020 60
    3.1.2 Mục tiêu và định hướng chiến lược trong xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020 62
    3.2 Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ 63
    3.2.1 Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô 63
    3.2.1.1 Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về xúc tiến xuất khẩu 64
    3.2.1.2 Hoàn thiện môi trường kinh doanh 66
    3.2.1.3 Hoàn thiện mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 68
    3.2.1.4 Tiếp tục chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua: “chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản” 71
    3.2.1.5 Đẩy mạnh việc tổ chức đối thoại giữa các cơ quan chính phủ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 72
    3.2.1.6 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 73
    3.2.1.7 Nâng cao năng lực của hệ thống đại diện thương mại và các trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ 74
    3.2.2 Nhóm các giải pháp đối với Doanh nghiệp 76
    3.2.2.1 Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về tầm quan trọng của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 76
    3.2.2.2 Các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 77
    3.2.2.3 Định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ có kim ngạch và thị phần chưa lớn vào Hoa Kỳ 81
    3.2.2.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 83

    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...