Luận Văn Xúc tiến thương mại luật quảng cáo

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 12/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 2
    NỘI DUNG CHÍNH 4
    I. Quảng cáo thương mại 4
    1. Khái niệm 4
    2. Nội dung của hợp đồng quảng cáo thương mại 5
    II. Thực trạng về quảng cáo và các điều lệ quy định về hoạt động quảng cáo. 5
    1.Thực trạng về hoạt động quảng cáo 5
    2.Các điều lệ quy định về hoạt động quảng cáo 7
    2.1.Quảng cáo thương mại và kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại 7
    2.2.Quảng cáo thương mại 10
    2.3. Khen thưởng và xử lý vi phạm 13
    3. Hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài 20
    3.1 Quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài 20
    3.2 Giấy phép quảng cáo 21
    3.3 Văn phòng đại diện quảng cáo 23
    3.4 Chi nhánh quảng cáo 24
    3.5 Hợp tác, đầu tư trong hoạt động quảng cáo 24
    3.6 Quảng cáo ở nước ngoài 24
    III. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 26






    LỜI NÓI ĐẦU


    Hội nhập vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, việc hoạt động, sản xuất trong cùng một lĩnh vực, tranh giành thị trường liên quan là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, cạnh tranh sẽ là vấn đề tất yếu trong nền kinh tế hiện nay. Trong cuộc cạnh tranh đó, các doanh nghiệp sử dụng nhiều giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Quảng cáo, giới thiệu, khuyến mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội trợ triễn lãm, thương mại, . Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại và là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Quá trình này do thương nhân tự tổ chức thực hiện hoặc thông qua quan hệ dịch vụ do thương nhân khác cung cấp.
    Chính vì những lợi ích mà hoạt động xúc tiến thương mại mang lại, từ đó nhằm liên hệ với thị trường và công chúng, thương nhân ngày càng quan tâm đến các “kỹ thuật thuyết phục” khác nhau thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Với hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại đã sớm được coi là công cụ cạnh tranh lợi hại, có khả năng mang lại lợi ích thương mại to lớn cho thương nhân, đồng thời có những ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng.
    Xét về góc độ kinh tế, xúc tiến thương mại là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ những năm đầu của thế kỷ XX cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm marketing. Trong tiếng Anh, “xúc tiến” (Promotion) có nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuyếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không chỉ là xúc tiến thương mại mà còn có ý nghĩa là sự khuyếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại. Thậm chí, ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang đòi hỏi Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại, đồng thời phải có biện pháp nhằm bảo vệ các hoạt động quảng cáo, trong lĩnh vực này phát triển hợp pháp.

    Xét về góc độ pháp lý, khoa học pháp lý nghiên cứu xúc tiến thương mại với ý nghĩa là quyền của cá nhân, tổ chức được ghi nhận trọng các quy định của pháp luật. Cụ thể là tại khoản 3 điều 10 Luật thương mại 2005 quy định: Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Xúc tiến thương mại mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành. Đây cũng là định nghĩa duy nhất về xúc tiến thương mại trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
    Chính với suy nghĩ như trên và nhận thức được phần nào về hoạt động quảng cáo nên chúng em đã chọn đề tài “Pháp luật về quảng cáo” để nghiên cứu và phân tích. Do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận thông tin có thể còn nhiều thiếu sót nên bài tiểu luận này có thể còn nhiều vướng mắc. Rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...