Luận Văn Xuất xứ hàng hóa và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan gia thụy

Thảo luận trong 'Thuế - Hải Quan' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 30/5/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 4
    1.1. Xuất xứ hàng hóa và xác định xuất xứ hàng hóa 4
    1.1.1. Xuất xứ hàng hóa 4
    1.1.2. Phân loại xuất xứ hàng hóa. 5
    1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của xác định xuất xứ hàng hóa. 6
    1.1.4. Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa 10
    1.1.4.1. Quy tắc xuất xứ phổ biến 10
    1.1.4.2. Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể 13
    1.2. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa. 15
    1.2.1. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa và ý nghĩa của kiểm tra xuất xứ hàng hóa. 15
    1.2.2. Nội dung kiểm tra Xuất xứ hàng hóa. 17
    1.2.2.1. Kiểm tra, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. 17
    1.2.2.2. Kiểm tra hồ sơ. 20
    1.2.2.3. Kiểm tra thực tế hàng hóa. 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA THỤY 29
    2.1. Khái quát tình hình Chi cục Hải quan Gia Thụy 29
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển 29
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục: 29
    2.1.3. Tổ chức bộ máy: 29
    2.1.4. Khái quát tình hình thực hiện công tác hải quan tại chi cục hải quan Gia Thụy . 31
    2.2. Thực trạng việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. 36
    2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. 36
    2.2.2. Tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian qua. 40
    2.2.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân khi tiến hành xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thương mại. 44
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA THỤY 48
    3.1. Định hướng phát triển của chi cục và quan điểm trong việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. 48
    3.2. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong công tác hải quan 52
    3.2.1. Đối với chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan 53
    3.2.2. Đối với ngành Hải quan. 55
    3.2.3. Đối với chi cục 59
    3.2.4. Đối với Doanh nghiệp và hiệp hội. 60
    3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp. 61
    KẾT LUẬN 64
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

    ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
    AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    AKFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc
    ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    C/O Giấy chứng nhận xuất xứ
    CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN
    Công ước KYOTO Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan
    FTA Khu vực thương mại tự do
    HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
    MFN Quy chế tối huệ quốc
    WCO Tổ chức Hải quan thế giới
    WTO Tổ chức thương mại thế giới



    PHẦN MỞ ĐẦU
    Thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã và đang dần dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chủ động hội nhập, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (1995), thành viên của ASEM (1996) và thành viên của APEC (1998). Quá trình hội nhập đó đòi hỏi việc xây dựng và áp dụng chính sách phải tính đến pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đối với lĩnh vực thương mại, các quy chế, các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế đang dần dần được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam trong đó quy tắc về xuất xứ hàng hóa đang là một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.
    Như chúng ta đã biết tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ mới và nhiều thách thức khó khăn. Thách thức không chỉ ở việc Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng còn yếu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư­ còn nhiều bất hợp lý, chư­a huy động đ­ược hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, trình độ quản lý còn nhiều bất cập . mà còn ở chỗ pháp luật thương mại quốc tế với những chế định pháp lý phức tạp còn nhiều mới mẻ đối với Việt Nam. Cùng với những thách thức, Việt Nam cũng có nhiều thời cơ mới. Đó là cơ hội mở rộng thị tr­ường, cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cơ hội được đảm bảo ổn định trong tiếp cận thị trư­ờng, cơ hội được h­ưởng ư­u đãi từ bên ngoài, hay cơ hội tiếp cận công nghệ mới và thu hẹp khoảng cách phát triển Trư­ớc những thời cơ mới và thách thức mới, Việt Nam đang phải lựa chọn chiến lư­ợc phát triển phù hợp, mà về cơ bản là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất n­ước với những tiêu thức phù hợp với thời đại.
    Mặc dù ra đời và được sử dụng từ rất lâu, nh­ưng phải đến khi Nhà n­ước có chính sách mở cửa nền kinh tế, xuất xứ hàng hóa mới thực sự đ­ược quan tâm một cách thỏa đáng và có thể coi Giấy chứng nhận xuất xứ là một trong những chứng từ quan trọng, một tấm giấy thông hành để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay việc xác định xuất xứ hàng hóa của hàng hóa vẫn còn là vấn đề gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa các nước.
    Việc nghiên cứu kĩ các cách xác định xuất xứ hàng hóa, nhìn nhận thực trạng việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, áp dụng mức thuế phù hợp, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thương mại là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa đó, em đã chọn đề tài: “Xuất xứ hàng hóa và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Gia Thụy” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Về lý thuyết: Đề tài đưa ra những kiến thức cơ bản về xuất xứ và phân loại xuất xứ hàng hóa, sự cần thiết phải xác định xuất xứ của hàng hóa và các quy tắc áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa; ý nghĩa việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và các căn cứ, nội dung của việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thương mại.
    Về thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng và những hạn chế của việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu ở chi cục Hải quan Gia Thụy.
    Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
    Đề tài giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu về xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thương mại tại chi cục Hải quan Gia Thụy, liên quan tới các khu vực chủ yếu như Khu vực mậu dịch tự do chủ yếu như ASEAN (CEPT/AFTA); ASEAN – Trung Quốc (ACFTA); ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA); nghiên cứu các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước đang được áp dụng để xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; xu hướng phát triển của thương mại quốc tế và ảnh hưởng của các xu hướng này đến việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
    Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm phát triển kinh tế của Đảng; kết hợp vận dụng với các biện pháp như tổng hợp, phân tích, thống kê để tổng hợp về lý luận, phân tích thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu.
    Những nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện những lý luận chung về xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời, trong thực tiễn, đề tài kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
    Khoá luận gồm: lời nói đầu, kết luận, các phụ lục và 3 chương:
    Chương 1: Khái quát chung về xuất xứ hàng hóa và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
    Chương 2: Thực trạng việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Gia Thụy.
    Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Gia Thụy.
    .
    Luận văn dài 82 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...