Luận Văn Xuất khẩu – Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 6/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Xuất khẩu – Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

    I. Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp.

    1. Nguồn gốc - khái niệm của hoạt động xuất khẩu.


    Xuất khẩu là sự trao đổi dịch vụ, hàng hoá giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng lẻ ở các quốc gia khác nhau. Xuất khẩu ngày càng mang tính chất sống còn vì một lý do cơ bản: Xuất khẩu mở rộng khả năng sản xuất và tiêu thụ tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với đường sản xuất cận biên của mỗi quốc gia.


    Tiền đề của sự trao đổi là quá trình phân công lao động xã hội. Quá trình này đã dẫn đến việc chuyên môn hoá sản xuất được hình thành. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng cao. Do đó số sản phẩm cùng dịch vụ thoả mãn nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Đến một thời điểm nào đó, để thoả mãn đồng bộ các nhu cầu của mình, người ta đã tiến hành hoạt động trao đổi, đầu tiên hoạt động trao đổi diễn ra trong vùng, lãnh thổ, quốc gia. Nhưng người ta đã nhận thấy rằng, việc mở rộng phạm vi trao đổi ra khỏi lãnh thổ, quốc gia ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận hơn và hoạt động xuất khẩu được thực hiện.

    Hoạt động xuất khẩu đã phát triển trong một thời gian dài, và mỗi thời kì đều có những quan điểm khác nhau về hoạt động này. Trong quan điểm của chủ nghĩa trọng thương thì muốn có nhiều của cải, các nước phải tiến hành hoạt động buôn bán với nước ngoài. Lý thuyết trọng thương chỉ ra rằng lợi nhuận buôn bán là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lừa đảo giữa các quốc gia. Hay quốc gia nào xuất khẩu nhiều hơn sẽ có lợi, quốc gia nào nhập khẩu nhiều thì thiệt hại.


    Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam - Smith thì hoạt động xuất khẩu giữa các nước phải dựa trên lợi thế tuyệt đối của các nướclàm cơ sở. Với mỗi nước khác nhau, có những lợi thế khác nhau nên sản xuất ra những sản phẩm khác nhau và đem trao đổi cho nhau thì các bên cùng có lợi.

    Bên cạnh đó, xuất khẩu còn bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên khác nhau của mỗi quốc gia, nên một việc có lợi là mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà mình có lợi thế để nhập khẩu những hàng hoá khác từ nước ngoài.


    Đến năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã chứng minh rằng chuyên môn hoá có lợi cho một nước và gọi đó là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết lợi thế so sánh. Quy luật này nhấn mạnh vào sự khác nhau của chi phí sản xuất, và coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu một nước tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất những sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối ( hay có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất ) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí những quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo lợi ích cho mình.


    Nguồn gốc của hoạt động xuất khẩu còn do sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội của hàng hoá tạo ra. Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng mặt hàng mà người ta phải loại bỏ để sản xuất ra thêm một đơn vị mặt hàng nào đó. Chính chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các mặt hàng khác nhau. Sự khác nhau giữa các nước về chi phí tương đối trong sản xuất quyết định hình thức của hoạt động xuất khẩu.


    Một trong các lý do khiến hoạt động xuất khẩu trở nên rất quan trọng trong thế giới hiện đại đó là xuất khẩu rất cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả kinh tế cao trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Chuyên môn hoá quy mô lớn sẽ làm giảm chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế theo quy mô được thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...