Luận Văn Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở Đầu

    Thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho đất
    nước là cũng là một ngành mới được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây nhưng nó đã
    chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân và trở thành một ngành kinh tế mũi
    nhọn của đất nước. Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
    hàng năm mang lại cho đất nước gần 2 tỷ USD. Năm 2001, 2002 thủy sản là một mặt hàng
    đứng thứ ba về xuất khẩu, chỉđứng sau dầu thô và dệt may.Với việc tham gia vào thị trường
    thế giới, ngành thủy sản Việt Nam đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, sản phẩm
    thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 60 nước trên thế giới và đến năm 2003 là 75 nước. Trong đó
    xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước, một số sản phẩm đã có uy tín tại một số thị trường quan
    trọng.
    Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về xuất khẩu thủy
    sản. Thủy sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển: về vị trí địa lý và điều
    kiện tự nhiên ưu đãi cùng với những chính sách hợp lý của Chính phủ và sự năng động sáng
    tạo của hàng ngàn đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản, hàng triệu lao động trong nghề cá,
    trong những năm qua, ngành thủy sản Việt nam đã thực sự có một chỗđứng ngày một vững
    chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết công ăn
    việc làm và làm đổi mới đời sống nhân dân cho các tỉnh ven biển. Nhưng sự phát triển của
    ngành thủy sản lại gắn liền với những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU mà không
    quan tâm đến những thị trường khác trong khu vực. Sau vụ kiện cá tra, cá basa thất bại và
    cũng như vụ kiện tôm gần đây đối với thị trường Mỹ thì vấn đề thị trường nên được quan tâm
    xem xét một cách đúng mức hơn. Có nhiều thị trường cho thủy sản của nước ta thâm nhập:
    Trung Quốc và đặc khu kinh tế Hồng Kông có nhiều tiềm năng cho thủy sản nước ta. Nhu
    cầu tiêu dùng thủy sản ởđây lớn và đang tăng nhanh với chủng loại và sản phẩm đa dạng, từ
    các sản phẩm có giá trị rất cao như cá sống cho đến các loại có giá trị thấp như cá khô. Với
    1,3 tỷ dân cùng một nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, đời sống vật
    chất của người dân cho nhu cầu ngày một tăng. Theo nghiên cứu, trong bữa ăn của người dân
    Trung Quốc ngày càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản. Trung Quốc không đòi
    hỏi cao về an toàn chất lượng và vệ sinh thực phẩm như EU, Mỹ. Trung Quốc được coi là
    một thị trường dễ tính, thị trường này châp nhận tiêu thụ cả những sản phẩm xuất khẩu đi EU
    bị trả lại do bao bì hư. Hơn nữa ngoài nhu cầu nhập khẩu đểđáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng
    trong nước, Trung Quốc còn có nhu cầu nhập khẩu để tái xuất. Có thể nói đây là một thuận
    lợi căn bản cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam. Đối với thị
    trường Trung Quốc khi chúng ta thâm nhập rất nhiều thuận lợi mà đặc biệt là đối với ngành
    thủy sản của nước ta: chúng ta có thể khai thác mối quan hệ kinh tế lâu dài của hai nước,
    đường biên giới chung giữa hai quốc gia, kinh nghiệm phát triển thủy sản . Vậy đâu phải thị
    trường thủy sản sản của Việt Nam chỉ giành cho Mỹ, Nhật Bản, EU. Trong những năm qua
    kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày một tăng- năm sau
    cao hơn năm trước. Ngành thủy sản đã xác định Trung Quốc là thị trường tiềm năng cần khai
    thác của thủy sản Việt Nam cần phải phát triển. Để hiểu rõ hơn về những bước phát triển của
    ngành thủy sản trong thời gian qua, về thị trường Trung Quốc cũng như tiềm năng lớn của
    thị trường này đối với ngành thủy sản Việt Nam – Em đã chọn đề tài này để viết đề án môn
    học.
    Trong quá trình tìm hiểu và viết đề án, có rất nhiều vấn dề em không hiểu, cũng như
    không biết cách giải quyết những vướng mắc. Em xin gứi lời cảm ơn của mình tới T.S Phan
    Tố Uyên – Người đã giúp em giải quyết những vướng mắc, hiểu rõ hơn về những vấn đề liên
    quan đến đề tài mà mình đã chọn và hoàn thành tốt hơn đề án môn học kinh tế Thương Mại.

    Mục lục

    Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

    I.Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa.
    1.Khái niệm về xuất khẩu.
    2. Ich lợi của xuất khẩu.
    3. Nhiệm vụ của xuất khẩu.
    II. Họat động xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.
    1.Nội dung của họat động xuất khẩu thủy sản.
    2.Tổ chức quản lí hoạt động xuất khẩu thủy sản.
    III. Thị trường Trung Quốc và các nhân tốảnh hưởng tới việc xuất khẩu thủy sản
    sang thị trường Trung Quốc.
    1. Thị trường Trung Quốc.
    a. Đặc điểm về kinh tế.
    b. Đặc điểm về chính trị.
    c. Đặc điểm về luật pháp.
    d. Đặc điểm về văn hóa con người.
    2. Thị trường thủy sản Trung Quốc.
    a. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Trung Quốc.
    b. Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản Trung Quốc.
    c. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Trung Quốc.
    d. Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản Trung Quốc.
    e. Hệ thống phân phối thủy sản Trung Quốc.
    f. Quy chế quản lí nhập khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc.
    3. Những nhân tốảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường
    Trung Quốc.
    a. Những nhân tố thuận lợi.
    b. Những nhân tố bất lợi.

    Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung
    Quốc.
    I. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam.
    1. Tình hình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
    a. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam. b. Những đóng góp cua ngành thủy sản Việt Nam trong những năm qua đối
    với nền kinh tế quốc dân.
    2. Kết quả xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam trong những năm vừa qua.
    a. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
    b. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
    c. Cơ cấu hàng xuất khẩu.
    d. Giá hàng thủy sản xuất khẩu.
    I. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời
    gian qua.
    1. Kim ngạch xuất khẩu.
    2. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu.
    3. Phương thức xuất khẩu.
    4. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản.
    5. Hoạt động hỗ trợ của ngành thủy sản Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất
    khẩu vào thị trường Trung Quốc.
    6. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu
    thủy sản vào thị trường Trung Quốc.
    II. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
    trường Trung Quốc.
    1. Thành tựu đạt được.
    2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những vấn đềđó.

    Chương III: Một số biện pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    sang thị trường Trung Quốc.

    I. Phương hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
    II. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
    a. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
    b. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
    c. Biện pháp nâng cao tính cạnh tranh mặt hàng thủy sản.
    d. Hoàn thiện phương thức xuất khẩu hàng thủy sản.
    e. Nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành thủy sản.
    f. Giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
     

    Các file đính kèm:

    • a1.rar
      Kích thước:
      495.6 KB
      Xem:
      0
Đang tải...