Luận Văn Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 8
    1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngành thủy sản 8
    1.1.1. Khái niệm ngành thủy sản 8
    1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thủy sản 8
    1.2. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 9
    1.2.1. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam 9
    1.2.2. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm 10
    1.2.3. Xoá đói giảm nghèo 10
    1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn 11
    1.2.5. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai 12
    1.2.6. Là nguồn xuất khẩu quan trọng 12
    1.2.7. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo 12
    1.3. Tiềm năng phát triển thủy sản Việt Nam 13
    1.3.1. Tiềm năng tài nguyên 13
    1.3.2. Tiềm năng con người 17
    1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam 17
    1.4.1. Yếu tố bên trong 17
    1.4.2. Yếu tố bên ngoài 19
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 21
    2.1. Khái quát về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 21
    2.1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 21
    2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 24
    2.1.3. Về thị trường xuất khẩu 27
    2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 28
    2.2.1.Những nét chung về thị trường nhập khẩu thuỷ sản EU 28
    2.2.1.1. Khái quát thị trường nhập khẩu thủy sản EU 28
    2.2.1.2. Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ 28
    2.2.1.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản 32
    2.2.1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 33
    2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong thời gian qua 34
    2.2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu 34
    2.2.2.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 37
    2.2.2.3. Về thị trường xuất khẩu 38
    2.2.2.4. Về hiệu quả xuất khẩu 39
    2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 41
    2.3.1. Những kết quả đạt được 41
    2.3.2. Những mặt hạn chế 43
    2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế 44
    2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 44
    2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 46
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-2020 47
    3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 47
    3.1.1. Cơ hội 47
    3.1.2. Thách thức 49
    3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đến năm 2020 50
    3.2.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu 50
    3.2.1.1. Quan điểm phát triển 50
    3.2.1.2. Định hướng đến năm 2020 51
    3.2.1.3. Mục tiêu thực hiện 51
    3.2.2. Dự báo 52
    3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020 55
    3.3.1. Các giải pháp vĩ mô 55
    3.2.2 Các giải pháp vi mô 58
    3.3. Kiến nghị 61
    KẾT LUẬN 64

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhờ vậy, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
    Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2010 cả nước xuất khẩu được 1,353 triệu tấn thủy sản trị giá 5,034 tỉ đô la (bao gồm cả lũy kế), tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Trong hai tháng đầu năm 2011 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 835 triệu USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ năm trước.
    Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường EU đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
    Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại. Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và bị lôi kéo vào những vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm đồng thời đang phải đối mặt với rất nhiều bất lợi của thị trường. Bên cạnh đó, các rào kĩ thuật và thương mại, lượng kháng sinh, nguồn gốc xuất sứ và hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch, đang là thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam.
    Vì vậy, đề tài: “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020” được chọn để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong những năm qua. Xem xét những thành tựu đạt được, hạn chế, những quy định của EU và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.
    Thứ hai, đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    ã Đối tượng nghiên cứu:
    - Nghiên cứu một số vấn đề về thủy sản và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
    - Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU.
    ã Phạm vi nghiên cứu:
    Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua và giai đoạn 2011-2020 tới, tập trung chủ yếu về một số lĩnh vực sau đây: thị trường xuất khẩu, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng như những mặt hạn chế còn tồn đọng trong giai đoạn trên.
    Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
    - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu.
    - Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
    5. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về thủy sản và xuất khẩu thủy của Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020.

    Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với lượng kiến thức còn hạn chế nên bài viết khó có thể tránh khỏi sai sót và hạn chế. Em rất mong có sự đóng góp của quý thầy cô giáo để đề án hoàn thiện hơn.
    Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp em hoàn thành đề án này.
    Xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...