Luận Văn xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu
    Chương I
    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU :
    NHẬT BẢN, MỸ, TRUNG QUỐC, EU

    Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và đầy sức hấp dẫn đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Xu hướng đó tạo nên nhiều cơ hội và thời cơ cho kinh doanh, cho sự phát triển kinh tế chung, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các ngành, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
    Trong bối cảnh đó, việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đã đóng góp một phần không nhỏ để tăng thu nhập bằng ngoại tệ và đóng góp vào GDP của đất nước. Trong 10 năm trở lại đây, thuỷ sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (là dầu khí, giầy dép, may mặc, thuỷ sản) đạt kim ngạch cao đã tạo đà và mở rộng để hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới.
    1.1. CUNG VÀ CẦU VỀ THUỶ SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG CỦA VIÊT NAM
    1.1.1 Tình hình thuỷ sản thế giới

    a. Tình hình chung
    Theo công bố mới nhất của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới hiện nay đã vượt qua con số 100 triệu tấn /năm, trong đó có 71 triệu tấn được sử dụng làm thực phẩm cho con người, 30 triệu tấn được dùng cho mục đích khác. Với dân số thế giới khoảng 6 tỷ người, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đạt 13kg/người/năm. Tuy vậy, mức sử dụng thuỷ sản thực phẩm là rất chênh lệch giữa các khu vực và các quốc gia. Các nước công nghiệp đứng đầu về chỉ tiêu mức tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người là Nhật Bản (67kg/người/năm) sau đó là Nauy (46kg/người/năm).
    Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và La Nina, sau khi tăng nhẹ 1,8% vào năm 1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã giảm liên tiếp trong hai năm 1998 và 1999. Năm 1999, sản lượng đánh bắt thuỷ sản đạt 91 triệu tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 31 triệu tấn. Trong khi sản lượng đánh bắt giảm sút liên tục thì khu vực nuôi trồng có những bước tăng trưởng khá cao, khoảng 7%/năm trong 10 năm qua. Những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt thuỷ sản là Trung Quốc, Pêru, Nhật Bản, Chilê, Mỹ, Nga, Inđônêxia, Ấn Độ, Thái Lan, Nauy, Aixơlen, Hàn Quốc, chiếm hơn một nữa tổng sản lượng thế giới. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng sản lượng nhưng chỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ chiếm 3,7% tổng sản lượng thế giới nhưng đạt gần 10% tổng kim ngạch trao đổi thuỷ sản nuôi trồng nhờ những sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao như ngọc trai, cá ngừ
    Thị trường trao đổi sản phẩm thuỷ sản thế giới rất rộng lớn, bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 quốc gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thuỷ sản như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Năm 1999, lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt hơn 50 tỷ đôla, giảm 2,8% so với 51,4 tỷ năm 1997.
    Hiện nay, Thái Lan là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ đôla, tương đương 8% tổng kim ngạch thuỷ sản thế giới. Sau đó là Mỹ, Nauy, Trung Quốc, Pêru, Đài Loan
    Quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới là Nhật Bản, chiếm 30% tổng kim ngạch buôn bán quốc tế vượt xa mức 14% thị phần của nước đứng thứ hai là Mỹ. Năm 1999, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, Hông Kông, Singapo giảm sút, nhưng đã được bù đắp phần nào bởi nhu cầu tăng mạnh ở thị trường Mỹ. Các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn của thế giới đứng sau Nhật và Mỹ lần lượt là Pháp, Italia, Đức, Anh, Hông Kông, Hà Lan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...