Luận Văn Xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN. 3
    1.1. Tổng quan về xuất khẩu 3
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 3
    1.1.2. Phân loại 4
    1.1.3. Vai trò, vị trí 7
    1.2. Giới thiệu về rau quả Việt Nam 10
    1.2.1. Chủng loại 10
    1.2.2. Diện tích 11
    1.2.3. Chất lượng sản phẩm 13
    1.2.4. Hệ thống chế biến và bảo quản rau quả 14
    1.3. Thị trường Đài Loan và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011 15
    1.3.1. Tổng quan về thị trường Đài Loan. 15
    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. 19
    1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 21
    1.4.1. Về lợi ích kinh tế 22
    1.4.2. Về xã hội 23
    1.4.3. Về hội nhập quốc tế 23
    1.4.4.Về sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của Việt Nam 23
    Tiểu kết chương 1 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 25
    2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011. 25
    2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 25
    2.1.2. Cơ cấu sản phẩm 29
    2.1.3. Chất lượng sản phẩm 32
    2.1.4. Giá cả 34
    2.1.5. Kênh phân phối 37
    2.1.6. Loại hình xuất khẩu 39
    2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 41
    2.2.1. Các yếu tố trong nước 41
    2.2.2. Các yếu tố ngoài nước 44
    2.3. Nhận xét 49
    2.3.1. Thành tựu đạt được 49
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51
    Tiểu kết chương 2 56
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOAN 2012 - 2020 57
    3.1. Dự báo về triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012 - 2020 57
    3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu và môi trường cạnh tranh 57
    3.1.2. Triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 58
    3.2. Mục tiêu phát triển và định hướng triển khai hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 60
    3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 61
    3.3.1. Giải pháp đối với hoạt động trồng trọt 61
    3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu 67
    3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam 76
    3.4.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông 76
    3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả 78
    Tiểu kết chương 3 79
    KẾT LUẬN 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam có một nền nông nghiệp tồn tại từ lâu đời. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Nam với đa dạng, phong phú các loại cây trồng. Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, chiếm tới gần 75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả rau quả. Hoạt động xuất khẩu rau quả đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất khẩu và hiện tại rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Một trong những thị trường tiêu thụ rau quả chính của Việt Nam chính là Đài Loan.
    Đài Loan và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau rất rõ. Đài Loan luôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Đài Loan rất đa dạng, dưới nhiều dạng như rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả đóng bao bì, đóng hộp và rau quả sấy khô. Nhu cầu rau quả của Đài Loan trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng khá nhanh. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng thêm nhiều mặt hàng rau quả khác và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước.
    Trong xu hướng nhu cầu của mặt hàng rau quả ngày một tăng hiện nay, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan là rất cần thiết. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà ngành rau quả của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Kết cấu khóa luận được chia thành 3 phần như sau:
    Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011
    Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012-2020
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Thứ nhất, phân tích thị trường Đài Loan và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan.
    Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2001 – 2011.
    Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012 – 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    _ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan.
    _ Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn 2001 – 2011, phạm vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2012 – 2020.
    + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và các đề tài nghiên cứu khác.
    Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn khoa học Nguyễn Thị Huyền Trân, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...