Thạc Sĩ Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN +Trung Quốc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN +Trung Quốc
    Định dạng file word

    Lời mở đầu
    Việt Nam là một nước nông nghiệp có lợi thế rất lớn về sản xuất và xuất khẩu nông
    sản. Hàng năm xuất khẩu nông sản đã đưa về cho Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn góp
    phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
    nước.
    Trung Quốc là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng với dân số trên một tỷ
    người.Trong những thập niên gần đây Trung Quốc đã lớn mạnh không ngừng với tốc độ
    nhanh chóng mặt. Trung Quốc lại là người bạn láng giềng thân thiết có chung đường biên
    giới với Việt Nam, cùng thuộc vòng cung châu á-Thái Bình Dương năng động nhất trên
    thế giới về phát triển kinh tế. Quan hệ thương mại Việt-Trung đã trở lại bình thường và
    phát triển nhanh chóng kể từ khi hai nước kí Hiệp định thương mại Việt-Trung vào năm
    1991. Đặc biệt khi Trung Quốc và ASEAN kí Hiệp định khung về hợp tác toàn diện
    ASEAN-Trung Quốc(2002), trong đó Trung Quốc dành những ưu đãi cho các nước
    ASEAN mới trong chương trình thu hoạch sớm, quan hệ giữa hai nước đã có những tiến
    triển mới. Bộ thương mại Việt Nam cũng đã xác định Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu
    trọng điểm của Việt Nam trong 5 năm tới(2006-2010) nhất là đối với hàng nông sản xuất
    khẩu của Việt Nam-đối tượng ưu tiên trong chương trình thu hoạch sớm.
    Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Xuất
    khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN
    +Trung Quốc” làm đề tài thực tập chuyên ngành. Bài viết của tôi sẽ đi sâu phân tích
    đánh giá tác động của Hiệp định khung ASEAN -Trung Quốc tới xuất khẩu nông sản của
    Việt Nam. Việt Nam được gì, phải làm gì để tận dụng hết những lợi thế và hạn chế tối đa
    những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Hiệp định tới xuất khẩu nông sản
    của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
    Kết cấu bài viết gồm ba chương
    Chương I: Tổng quan về xuất khẩu và Hiệp định khung ASEAN + Trung Quốc
    Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung
    Quốc trong bối cảnh ASEAN + 1
    Chương III: Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trong
    bối cảnh ASEAN+Trung Quốc

    Chương I. Tổng quan về xuất khẩu và Hiệp định khung ASEAN + Trung Quốc


    Khái niệm về xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu

    · Khái niệm
    Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xuất khẩu
    Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hóa, dịch
    vụ được đưa đưa ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia
    Xuất khẩu hàng hóa là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương
    mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong
    nước ra ngoài nước để thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển,
    chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
    Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở
    dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
    Hoạt động xuất khẩu ban đầu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá cả hàng hoá
    vô hình và hàng hoá hữu hình trong nước. Nhưng do sản xuất phát triển, các nhà sản xuất
    vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, việc trao đổi giữa các nước có lợi do lợi thế trong cạnh
    tranh nên hoạt động này mở rộng ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, hoặc giữa thị
    trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.
    Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương, lịch sử phát triển của nó đã có từ
    rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ban đầu,
    hình thức cơ bản của nó chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.
    Ngày nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Trong xu thế
    toàn cầu hoá hiện nay hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết
    tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan
    trọng trong cơ cấu nền kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao.

    · Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu.
    Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau thuộc cả về
    quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu hay chính là chiụ ảnh hưỏng của cả môi trường

    Danh mục tài liệu tham khảo

    1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng-Trường ĐH Kinh tế quốc
    dân. Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Lao động- xã hội, 2004
    2. TS. Nguyễn Thị Hường-Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Giáo trình Kinh doanh quốc
    tế. NXB Thống kê, 2001
    3. Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TW. Chính sách phát triển kinh tế của Trung
    Quốc. Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. NXB Khoa học-xã hội, 2004
    4. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Thắng, TS. Bùi Trường Giang-Viện Kinh tế và Chính
    trị thế giới. Khu vực thương mại tự do ASEAN –Trung Quốc (ACFTA) và triển vọng
    hợp tác ASEAN –Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(58)-2004
    5. TS. Lê Văn Mỹ- Viện nghiên cứu Trung Quốc. Hiệp định khung khu mậu dịch tự
    do Trung Quốc –ASEAN
    6. TS. Nguyễn Văn Tuấn-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hợp tác và cạnh
    tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới
    hiện nay của Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4(62)-2005
    7. GS.Trần Văn Thọ-ĐH Waseda Nhật Bản. FTA giữa Trung Quốc và ASEAN: Đặc
    biệt phân tích từ vị trí của Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới số 4(108)
    2005
    8. TSKH. Trần Khánh-Viện Nghiên cứu Đông Nam á. Tác động của sự gia tăng hợp
    tác ASEAN –Trung Quốc đến quan hệ Việt – Trung (thời kì hậu chiến tranh lạnh). Tạp
    chí Nghiên cứu Đông Nam á số 1/2005
    9. Số liệu thống kê của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục
    Hải quan
    10. Phạm Công Đoàn. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc: Thời cơ, thách
    thức và giải pháp đối với Việt Nam. Tạp chí Thương mại số 38/2003
    11. Phạm Thị Khanh-Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Nông nghiệp Việt Nam trong xu
    thế hội nhập quốc tế. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn- số 5/2003
    12. TS. Đỗ Tiến Sâm- Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc. Bước đầu tìm hiểu về khu
    mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(46) -2002
    13. Phan Ngọc Bảo, Tham tán thưong mại ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc. Doanh
    nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc cần lưu ý. Tạp chí Thương mại
    số 38/2003
    14. Trần Đình Vượng. Triển vọng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc.
    Tạp chí Kinh tế và dự báo số 5/2002
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...