Luận Văn Xuất khẩu nấm của việt nam sang thị trừờng châu âu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Trang


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    C h ư ơ n g 1 : C Ơ S Ở K H O A H Ọ C V À S Ự C Ầ N T H I Ế T N G H I Ê N C Ứ U HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 4
    1.1. Tiềm năng và vai trò của thị trường châu Âu đối với sản phẩm nấm của

    Việt Nam . 4

    1.1.1. Tiềm năng của thị trường châu Âu đối với hoạt động xuất khẩu nấm của Việt

    Nam 4

    1.1.2. Vai trò của thị trường châu Âu trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm Việt

    Nam 5

    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu 6
    1.2.1. Các yếu tố vĩ mô . 6

    1.2.2. Các yếu tố vi mô . 8

    1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị

    trường châu Âu 15

    1.3.1. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm trong nước 15

    1.3.2. Phát huy lợi thế của Việt Nam trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm 16

    1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển ngành nấm 17

    1.4.1. Lý do chọn Trung Quốc 17

    1.4.2. Kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc 18

    1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 19

    Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 . 23
    2.1. Tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn

    2005 – 2011 . 23

    2.1.1. Khối lượng xuất khẩu 23

    2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu 25

    2.1.3. Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu . 27

    2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt

    Nam sang thị trường châu Âu 30

    2.2.1. Các yếu tố vĩ mô . 30

    2.2.2. Các yếu tố vi mô . 38

    2.3. Đánh giá thực trạng . 50

    2.3.1. Kết quả đạt được . 50

    2.3.2. Những trở ngại 52

    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 . 57
    3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp . 57

    3.1.1. Triển vọng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu 57

    3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết liên quan đến mặt tồn tại trong thực trạng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2005 – 2011 57
    3.2. Các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường

    châu Âu giai đoạn 2012 – 2020 . 60

    3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 60

    3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô . 73

    KẾT LUẬN 81

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

    PHỤ LỤC . 91




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nấm phục vụ xuất khẩu, với thời tiết quanh năm thuận lợi trồng nhiều loại nấm cho giá trị xuất khẩu cao trên cả nước cùng nguồn nguyên liệu dồi dào từ các phụ phế phẩm trong trồng trọt như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, . Nấm đã được Chính phủ nước ta phê duyệt là sản phẩm quốc gia (Trường Giang, 2011), cần phải áp dụng chính sách đầu tư về mọi mặt để tạo điều kiện phát triển theo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Tuy vậy, cho đến nay, ngành nấm Việt Nam vẫn chưa có được hướng đi vững chắc cũng như vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có, và vì thế, xuất khẩu nấm của Việt Nam cũng chưa đạt được sự phát triển đúng mức. Thực tế cho thấy, trong 6 năm trở lại đây (2005 – 2011), xuất khẩu nấm của nước ta sang thị trường các nước trên thế giới vẫn có xu hướng tăng tuy nhiên chỉ thu về mức kim ngạch bình quân khá khiêm tốn khoảng 20 triệu đô la Mỹ (USD) trong một năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chậm phát triển của ngành nấm trong nước trong thời gian qua với việc sản xuất manh mún, chất lượng không ổn định và chưa có kế hoạch phát triển vững chắc (Trường Giang, 2011). Ngoài ra, về lâu về dài, hoạt động xuất khẩu yếu kém cũng đồng thời hạn chế sự phát triển của ngành nấm. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu chính là tạo động lực phát triển lâu dài cho ngành nấm trong nước, trong đó, việc lựa chọn thị trường xuất khẩu để xác định mục tiêu phấn đấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các phương thức sản xuất và kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành.
    Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nấm nhất trên thế giới, đặc biệt là EU với vị trí thứ hai sau Trung Quốc về tiêu thụ nấm toàn cầu năm 2011 (thống kê của tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc). Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, có lợi cho sức khỏe đang ngày một lớn mạnh trong cộng đồng người tiêu dùng châu Âu khiến cho việc tiêu dùng các sản phẩm “sạch” và giàu dinh dưỡng như nấm cũng không ngừng tăng lên. Chính vì thế, đây được xem là thị trường tiềm năng của sản phẩm nấm xuất khẩu Việt Nam.
    Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu” sẽ mang nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy, vựcdậy sự phát triển của ngành nấm đồng thời mở ra nhiều cơ hội để sản phẩm nấm Việt Nam tạo dựng thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới, xây dựng nên hướng đi lâu dài, bền vững cho ngành nấm để có thể cạnh tranh với các nước khác.
    2. Mục đích nghiên cứu

    Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, quan trọng nhất là EU, giai đoạn 2012 – 2020.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Phân tích tiềm năng và vai trò của thị trường châu Âu đối với hoạt động xuất khẩu nấm Việt Nam đồng thời nghiên cứu các yếu tố từ vi mô đến vĩ mô trong nước và trên thị trường châu Âu có ảnh hưởng đến xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, đặc biệt là thị trường EU;
    - Phân tích thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, cụ thể là thị trường EU giai đoạn 2005 – 2011;
    - Khái quát hóa các giải pháp được đề xuất nhằm áp dụng chung để đẩy mạnh xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2012 – 2020.
    4. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, cụ thể là thị trường EU. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, trong giai đoạn 2005 – 2009, nhập khẩu nấm của Việt Nam từ các nước ngoài khối EU thuộc châu Âu chỉ chiếm khoảng 7% so với nhập khẩu từ các nước trong khối. Hơn nữa, trong số các nước nhập khẩu ngoài khối, nổi bật có Nga, Ukraine, tuy nhiên số liệu thống kê được không đáng kể. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài phần lớn tập trung vào đại diện tiêu biểu là thị trường EU, từ đó khái quát thành các giải pháp áp dụng cho khu vực châu Âu.
    - Thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2005 – 2011 và giải pháp cho giai đoạn 2012 – 2020.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Nghiên cứu tại bàn sử dụng số liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyên ngành trực tuyến, các trang thống kê của Liên hiệp quốc và Hội đồng châu Âu;
    - Tổng hợp, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan;
    - Khảo sát thực tế bằng email về thực trạng hoạt động của 52 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm. Doanh nghiệp được khảo sát nằm trong sự quản lý của Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
    6. Bố cục khóa luận

    Khóa luận gồm có 3 chương:

    - Chương 1: Cơ sở khoa học và sự cần thiết nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu;
    - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2005 – 2011;

    - Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2012 – 2020.
     
Đang tải...