Luận Văn Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 4

    1.1. Một số khái niệm 4

    1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động 8

    1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động 8

    1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện 8

    1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng 8

    1.3. Những đặc điểm của XKLĐ và thị trường thế giới về xuất khẩu lao động 10

    1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ 10

    1.3.2. Đặc điểm của thị trường Thế giới về xuất khẩu lao động 13

    1.4. Những lợi ích về kinh tế và xã hội của việc XKLĐ 16

    1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế 16

    1.4.2. Lợi ích xã hội 18

    1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích của hoạt động XKLĐ 19


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI

    ĐOẠN TỪ 1990 TRỞ LẠI ĐÂY 24

    2.1. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ 24

    2.1.1. Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam 24

    2.1.2. Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ 26

    2.1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ 30

    2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây 32

    2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam 33

    2.2.2. Cơ cấu XKLĐ theo ngành 37

    2.2.3. Cơ cấu XKLĐ theo các thị trường xuất khẩu 39

    2.3. Đánh giá chung về hoạt động XKLĐ Việt Nam từ 1990 đến nay 53

    2.3.1. Những thành công 53

    2.3.2. Những hạn chế 56

    2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về XKLĐ 58

    2.4.1. Đặc điểm một số thị trường lao động tiêu biểu của một số quốc

    gia trong khu vực 58

    24.2. Thực trạng và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực 62


    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

    VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2010 68

    3.1. Định hướng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 2003 đến 2010 68

    3.1.1. Định hướng chung 69

    3.1.2. Định hướng cụ thể 70

    3.2. Triển vọng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010 70

    3.2.1. Triển vọng về nguồn lao động 70

    3.2.2. Triển vọng về thị trường XKLĐ của Việt Nam 73

    3.3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam 75

    3.2.1. Sửa đổi, bổ xung cơ chế quản lý 75

    3.2.2. Các giải pháp về chính sách 77

    3.2.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý 82


    KẾT LUẬN 85

    PHỤ LỤC 87

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93




    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm kiếm việc làm là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. Vì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng.

    Ở Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ xung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995).

    Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".

    Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước.

    Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy, các cô trong khoa Kinh tế ngoại thương - Đại học ngoại thương Hà nội, tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

    Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khuôn khổ bài viết nên khoá luận này chỉ đi vào 3 vấn đề chính theo từng chương cụ thể sau:

    *Tên đề tài: Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010.

    + Chương I : Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động.

    + Chương II : Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai

    đoạn từ 1990 trở lại đây.

    + Chương III : Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động của

    Việt Nam giai đoạn từ 2003 - 2010.


    * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Ngoài phần lý thuyết, khoá luận chủ yếu đi sâu vào thực trạng của ngành từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp.

    + Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh .kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.

    Để hoàn thành được khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh giáo viên hướng dẫn, Trung tâm thông tin tư vấn XKLĐ và Chuyên gia (Cục quản lý lao động với nước ngoài), Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và Chuyên gia Thanh Hóa, cùng bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn và mọi người đã giúp tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành được bài viết này.
     

    Các file đính kèm:

    • a1.rar
      Kích thước:
      698.6 KB
      Xem:
      0
Đang tải...