Đồ Án Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập k

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    31 trang

    Đề tài

    Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp

    tạo việc làm cho người lao động trong

    tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế



    Mở Đầu


    Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nước này phát huy nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là vốn, công nghệ, tri thức, quản lí cho việc phát triển kinh tế. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển như Việt Nam nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Xu hướng phân công lao động quốc tế đang chuyển từ phân công lao động theo chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, với nội dung của nó là phân công theo bộ phận cấu thành nên sản phạmVì^? thế, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho các nước phát triển sử dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước đang phát triển và giảm bớt các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những công việc chỉ cần lao động giản đơn, được trả công thấp, người dân bản địa không làm, cho nên những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành dòng nhập và xuất cư lao động. Tôi viết đề án này mong muốn giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề xuất khẩu lao động, vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm.



    I / Các kháI niệm cơ bản

    1. Khái niệm về lao động

    Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong khi lao động, con người vận dụng sức mạnh tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm chúng trở lên có ích cho đời sống của mình. Vì thế, lao động là điều kiện không thể thiếu được trong đời sống của con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao đợng1^.)

    2. Xuất khẩu lao động là gì

    Việc làm là trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.

    Cùng với các khái niệm trên thì khái niệm về xuất khẩu lao động có nội dung sau:

    Lao động của nước này sang nước khác làm việc, tuỳ theo cách thức tổ chức, biện pháp thực hiện, hình thức ra đi khác nhau mà có tên gọi khác nhau. Nếu việc tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc được Nhà nước xem đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh tế (Nhà nước và tư nhân) thực hiện thì đó chính là hoạt động xuất khẩu lao động. (2)

    Xuất khẩu lao động, xét theo ý niệm của dân số học, đó là quá trình di dân quốc te(3^')

    Mặt khác, xuất khẩu lao động còn được hiểu là việc đưa lao động ra nước ngoài để làm thuê có thời hạn một cách hợp pháp, có tổ chức, thông qua những hợp đồng kí kết giữa nước gửi lao động (đại diện là chính phủ hoặc công ty, tổ chức kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ) với nước nhận lao động (4)

    Theo em, thì khái niệm (4) là đúng nhất. Bởi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì các nước hợp tác với nhau và các bên cùng có lợi. Vì vậy đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hiệp địmh, thoả thuận nguyên tắc của các chính phủ và trên cơ sở hợp tác cung ứng lao động. Nếu hàng hoá thông thường sau khi bao gói, đóng kiện đem xuất khẩu, nhận tiền về, thế là xong. Con”` hàng hoá sức lao đong”^. được chứa đựng trong những con người cụ thể, xuất đi là phải đưa cả con người đó đi và quá trình sử dụng sức lao động là quá trình hoạt động lao động của con người đó. Sau khi sử dụng hết một lượng sức lao động ( đã “ban”' thì hai bên “mua”, “ban”' phải thoả thuận trả lại người cho bên xuất khẩu)

    Đề tài của đề án này là: xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, ta phải xem xét hội nhập kinh tế quốc tế là gì ? Từ đó, để phân tích được diễn biến của xuất khẩu lao động, tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

    3. KháI niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

    Hội nhập kinh tế quốc tế là sự xoá bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các nền kinh tế khác nhau. Đó là quá trình gắn liền nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thé giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa ở các cấp ọ đơn phương, song phương và đa phương. Như vậy, tính chất của hội nhập là chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoặ5')

    Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập đến 2 khía cạnh :

    Kí kết và tham gia các định chế, tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó các thành

    Viên đàm phán xây dựng các luật chơI chung và thực hiện các quan điểm, cam kết đối với từng thành viên của các định chế và tổ chức đó.

    Tiến hành những cảI cách ở trong nước để có thể thực hiện các quan điểm, cam kết quốc tế về hội nhập như :

    - Mở cửa thị trường

    - Giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan

    - ĐIều chỉnh cơ chế kinh tế phù hợp với quá trình mở cửa và tự do hoá kinh tế, cảI cách hệ thống doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng

    - Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng các thể chế tương thích.

    Tạo việc làm ngoài nước là việc thăm dò, tìm kiếm thị trường lao động, kí kết các hợp đồng ( những công việc cụ thể, việc làm tương lai, điều kiện sinh sống ). Sau đó đưa lao động đi làm việc và quản lí, đưa trở về khi hết hạn. Đó là một qui trình

    Người lao động xuất đi rồi lại nhận về rồi lại có thể xuất tiếp. “Tái xuất “ hoàn toàn khác với tái xuất hàng hoá thông thường. Hàng hoá thông thường nếu được nhập vào nhưng không sử dụng mà lại xuất đi thì gọi là tái xuất. Còn hàng hoá “ Sức lao động “, “tái xuất “ có nghĩa vẫn là người lao động đó, họ có thể đi làm việc ở nước ngoài nhiều hợp đồng, ở nhiều nước với thời gian khác nhau.

    II / Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động

    Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại có nét đặc thù và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Nó bị tác động bởi các nền kinh tế và các chính sách phát triển của các nước, đồng thời nó cũng có tác động trở lại đối với nền kinh tế của cả nước nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thì xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...