Luận Văn Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản- thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

    MỤC LỤC
    LỜI CÁM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIẺU
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1
    1.1. Các khái niệm 1
    1.1.1. Lao động 1
    1.1.2. Sức lao động 1
    1.1.3. Nguồn lao động .1
    1.1.4. Thị trường lao động .2
    1.1.5. Xuất khẩu lao động 2
    1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động .3
    1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động 5
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động 7
    1.5. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động .10
    1.5.1. Kinh nghiệm Philippin .10
    1.5.2. Kinh nghiệm Indonesia 12
    1.5.3. Bài học kinh nghiệm 14
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 16
    2.1. Phân tích tình hình cung- cầu lao động Việt Nam .16
    2.1.1 Cơ cấu dân số Việt Nam .16
    2.1.2. Cơ cấu lao động Việt Nam .17
    2.1.3. Đặc điểm của lao động Việt Nam 19
    2.1.3.1. Số lượng lao động tăng nhanh 19
    2.1.3.2. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp .20
    2.1.3.3. Chất lượng của lao động .20
    2.1.3.4. Còn một bộ phần lao động chưa sử dụng .23
    2.1.4. Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm qua 24
    2.2.Thị trường lao động Nhật Bản 25
    2.2.1. Giới thiệu chung đất nước Nhật Bản .25
    2.2.2. Chính sách đối với lao động nước ngoài tại Nhật Bản 26
    2.2.3. Khả năng đáp ứng của lao động Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản .28
    2.2.3.1. Về cơ cấu ngành nghề .28
    2.2.3.2. Về chất lượng 28
    2.2.4. Thực trạng lao động nước ngoài tại Nhật Bản .29
    2.2.5. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản .31
    2.2.5.1. Kết quả đạt được .31
    2.2.5.2. Những hạn chế 34
    2.2.5.3. Nguyên nhân .34
    CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN .37
    3.1. Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam .37
    3.1.1 Cơ hội .37
    3.1.2. Thách thức .39
    3.2. Phương hướng xuất khẩu lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong thời gian tới 40
    3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam 41
    3.3.1. Các giải pháp về cơ chế quản lý 41
    3.3.2. Các giải pháp về chính sách 43
    3.3.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý .46
    3.3.4. Giải pháp đối với người lao động 47
    3.3.5. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động .48
    KẾT LUẬN .50
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được coi là một chiến lược quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam.
    Khu vực Đông Bắc Á có các nước có trình độ cao về phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó Nhật Bản được coi là nước công nghệ nguồn, là thị trường có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại lao động. Vì vậy, XKLĐ sang thị trường này còn có mục đích tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ (KHCN), kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Từ đầu những năm 1990 đến nay, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực đối với người lao động cũng như đối với sự phát triển chung của các ngành, địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro. Xảy ra hiện tượng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, về điều kiện làm việc và sinh hoạt, bị lạm dụng, lao động tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp, v.v . Những vấn đề đó đã tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với Nhật Bản, là nguyên nhân gây ra nguy cơ bị đóng băng hoặc mất thị trường XKLĐ vào tay các nước XKLĐ khác, làm phức tạp thêm tình hình, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam ở thị trường này.
    Từ tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản nhằm tìm ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những phát sinh tiêu cực, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này phát triển là rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, vấn đề "Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản- thực trạng và giải pháp" được chọn làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận.
    Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới, góp phần phát triển hoạt động XKLĐ nói chung của nước ta.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:
    Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận có các nhiệm vụ chính sau đây:
    - Phân tích làm rõ bản chất, đặc điểm, các yếu tố tác động tới hoạt động XKLĐ và vai trò của hoạt động XKLĐ.
    - Khái quát những kinh nghiệm của một số nước về XKLĐ.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, nêu ra một số yếu tố tác động tích cực đến hoạt động XKLĐ.
    - Phân tích yêu cầu tuyển dụng LĐNN của thị trường Nhật Bản và nêu phương hướng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này.
    - Xác định một số quan điểm về hoạt động XKLĐ cần nhận thức đúng; đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế và đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản.
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
    Khóa luận nghiên cứu XKLĐ với tính chất là một hoạt động xuất khẩu hàng hóa sức lao động- một loại hàng hóa đặc biệt và chỉ nghiên cứu hình thức XKLĐ trực tiếp: đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước và vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo các hợp đồng cung ứng lao động giữa các tổ chức kinh tế của Việt Nam và nước ngoài, có sự quản lý của nhà nước.
    Hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản được thực hiện chính thức từ khoảng năm 1992. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt động XKLĐ trực tiếp của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản từ năm 2005 đến năm 2012. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ vùng lãnh thổ này.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Khóa luận sử dụng phương pháp như thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp một cách logic, có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học trước đây để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
    6. Những đóng góp của khóa luận.
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động XKLĐ.
    - Làm rõ yêu cầu tuyển dụng LĐNN của Nhật Bản và phương hướng XKLĐ của Việt Nam sang nước này.
    - Tìm ra một số nguyên nhân của thành công và hạn chế trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế các phát sinh tiêu cực, đồng thời thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản phát triển trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Những lý luận chung về xuất khẩu lao động.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
    Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...