Thạc Sĩ Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một hoạt động
    quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một
    quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại
    quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của
    mỗi quốc gia, nhất là với những nước đang phát triển như Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn
    quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các
    mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh ." và "Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi
    thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ."
    [17, tr. 199].
    Thủy sản là mặt hàng chủ lực có lợi thế của Việt Nam, trong hơn thập kỷ qua đã
    thu được nhiều thành công rực rỡ. Từ mức 550,5 triệu USD xuất khẩu vào năm 1995 thì
    đến năm 2004 đã đạt 2,4 tỷ USD. Mỗi năm bình quân tăng trên 130 triệu USD, với tỷ lệ
    bình quân là 14,5% mỗi năm. Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản (XKTS) đã được mở
    rộng trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng
    khá vững chắc trên những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản . và chiếm 10% tổng
    kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước. Thủy sản đang thực sự trở thành ngành kinh tế
    mũi nhọn của đất nước.
    Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu phát triển từ sau khi Mỹ bỏ chính
    sách cấm vận đối với nước ta (1994). Đặc biệt từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam -
    Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, là một bước đột phá và cơ hội
    lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, cũng như những điều kiện thuận lợi để đẩy
    mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
    vào thị trường Mỹ không chỉ là vấn đề cấp thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước
    mắt có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và thực hiện công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã xác định
    thị trường Mỹ là một thị trường rất quan trọng, có khả năng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm
    thủy sản có chất lượng và giá trị cao. Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng triển
    vọng, nhưng còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.
    Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển vững
    mạnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả chọn đề tài: "Xuất khẩu hàng thủy
    sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ của
    mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xung quanh vấn đề
    này. Cụ thể như:
    - GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
    - GS.TS Võ Thanh Thu: Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê, Hà
    Nội, 2001.
    - TS. Bùi Ngọc Sơn: Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường
    Mỹ, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4, 2003.
    - GS.TS Hoàng Đức Thân: Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
    - Đề tài: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Mã số: 97-78-060 của
    Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại.
    - Nguyễn Văn Hoàn: Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ những điều cần biết, Tạp chí
    Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 2/2003.
    - Dự án STAR Việt Nam và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương: Đánh giá tác động
    kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội, 2003.
    Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt lý luận và
    thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công
    trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị
    trường Mỹ dưới góc độ kinh tế chính trị.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích của đề tài
    Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Từ đó
    thấy được những thành công và hạn chế, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
    xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian tới có hiệu quả.
    3.2. Nhiệm vụ của đề tài
    - Làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng
    thủy sản vào thị trường Mỹ.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường
    Mỹ.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
    hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng thủy
    sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Là đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, do đó
    luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính chất định hướng ở tầm vĩ mô.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
    thời điểm từ 1994 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tế, cùng với phương pháp hệ thống,
    điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Đồng thời, đề tài
    cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những thông tin trong một số công trình nghiên cứu
    của các tác giả trước.
    6. Những đóng góp của luận văn
    Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng thủy
    sản, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản.
    Đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
    hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...