Luận Văn Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa:
    1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa:
    Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên nước ngoài trên cơ sở dung tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Không chỉ là những hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sự tham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    . Các loại hình xuất khẩu hàng hóa
    Xuất khẩu trực tiếp
    Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu; Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài.
    Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp xúc với thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị trường một cách trực tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Việc tiếp xúc trực tiếp với các thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đồng thời với hình thức này các doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với các tổ chức trung gian do đó có được lợi nhuận cao hơn.
    Tuy nhiên hạn chế của thị trường này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâm nhập được thị trường, đồng thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.
    Xuất khẩu gián tiếp
    Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu
    Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trung gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩy nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm được chí phí thâm nhập thị trường do các tổ chức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ chức.
    Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là: các doanh nghiệp xuất khẩu không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng do đó ít có khả năng đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đáp ứng các yêu sách của các tổ chức trung gian, phải chia sẻ lợi nhuận với họ và cũng có thể bị họ lợi dụng về thông tin và vốn mà mình cung cấp cho họ.
    Buôn bán đối lưu
    Là phương thức trao đổi trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu người bán đồng thời là người mua lượng hàng giao đi và nhận về có giá trị tương đương.
    Hình thức này thường được sử dụng khi các bên thiếu thị trường, thiếu ngoại hối đặc biệt hình thức này cũng tránh cho các doanh nghiệp được các rủi ro về ngoại hối
    Tái xuất và chuyển khẩu
    Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba. Hình thức này có độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng rất cao.
    Chuyển khẩu là hình thức trong đó không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho bãi,
    1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ
    Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt qua ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, khách du lịch quốc tế Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt được chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh trong khi vấn có thể thu được ngoại tệ.
    1.2.6 Gia công xuất khẩu:
    Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công (phí gia công). Trong đó những nước trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu, thiếu vốn, hạn chế về thị trường thường là những nước nhận gia công còn các nước phát triển là những nước đặt gia công.



    MỤC LỤC
    Chương 1: Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa: 1
    1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa: 1
    1.2 . Các loại hình xuất khẩu hàng hóa 1
    1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 1
    1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 1
    1.2.3 Buôn bán đối lưu 2
    1.2.4 Tái xuất và chuyển khẩu 2
    1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ 2
    1.2.6 Gia công xuất khẩu: 3
    1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa: 3
    Chương 2 : Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU 10
    2.1 Tổng quan chung về thị trường nông sản EU 10
    2.1.1 Khái quát về thị trường EU 10
    2.1.2 Một số đặc điểm chung về thị trường hàng hóa EU 10
    2.1.2.1 Về tập quán và thị hiếu tiêu dung 10
    2.1.2.2 Về kênh phân phối của liên minh châu âu 12
    2.1.3 Chính sách ngoại thương của Liên Minh Châu Âu 13
    2.1.4 Chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản của EU 14
    2.1.5 Thị trường nông sản EU 16
    2.1.5 Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang EU 19
    2.2 Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU 21
    2.2.1 sức khỏe và an toàn 24
    2.2.2 Nhãn CE (European Conformity) 26
    2.2.3 Môi trường Trách nhiệm xã hội 28
    2.2.4 Quản lý chất lượng 33
    Chương 3: Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU 37
    3.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU 37
    3.2. Cơ cấu thị trường và hàng nông sản Việt Nam vào EU 37
    3.2.1. Mặt hàng rau quả 38
    3.2.2. Mặt hàng cà phê 40
    3.2.3. Mặt hàng chè 41
    3.2.4. Mặt hàng hồ tiêu 42
    3.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU 43
    3.3.1 Những lợi thế 45
    2.3.3 Bên cạnh đó còn có những bất lợi 47
    Chương 4: Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sảnViệt Nam vào thị trường EU 50
    4.1 Về phía Nhà nước 50
    4.1.1 Định hướng chiến lược phát triển nông sản xuất khẩu 50
    4.1.2. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ 51
    4.1.3. phát triển công nghiệp chế biến nông sản 52
    4.1.4. Các giải pháp thị trường và hỗ trợ xuất khẩu 53
    4.1.5. Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 55
    4.1.6. Định vị lại cây trồng chủ lực 55
    4.2. Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất 56
    4.2.1. Đầu tư xây dựng thương hiệu 56
    4.2.2. Tìm hiểu luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế 57
    KẾT LUẬN 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...