Luận Văn Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU- thực trạng và Giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XK hàng may mặc của VN sang thị trường EU- thực trạng và Giải pháp phát triển


    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, thì các nước đang phát triển luôn gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật Và Việt Nam cũng là một trong những nước phát triển đó. Do đó để thực hiện được mục tiêu của mình Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu”.
    Với ngành dệt may là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, thu hút nhiều lao động, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
    Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề xuất khẩu của Việt Nam em đã chọn đề tài “Xuất khẩu hàng may mặc của Việt nam sang thị trường EU- thực trạng và giải pháp phát triển”
    Kết cấu bài tiểu luận của em gồm:
    1: Khái quát về hoạt động xuất khẩu.
    1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu
    1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu
    2. Thị trường EU
    2.1 Khái quát về thị trường EU
    2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU.
    3. Giải pháp phát triển
    3.1 Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm- nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
    3.2 Tạo nguồn thích hợp và tăng uy tín với thị trường EU, nhằm chuẩn bị cho thời kỳ hậu GSP và hậu hạn ngạch.
    3.3 Sử dụng phương thức thâm nhập thị trường EU có hiệu quả.
    3.4 Tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu sang nước thứ ba.
    3.5 Thu hút đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
    Em xin chân thành cám ơn sự tận tình hướng dẫn của Th. Bùi Huy Nhượng đã giúp em hoàn thành bài viết này. Trong bài tiểu luận này không tránh khỏi những hạn chế sai sót, mong được sự góp ý của các bạn.
     
Đang tải...