Luận Văn Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế



    LỜI MỞ ĐẦU​


    Trong những năm qua, dệt may luôn được coi là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giá trị xuất khẩu mà nó mang lại tăng liên tục trong khoảng 20 - 25%/năm, chiếm 14 - 15% kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hơn 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng vị trí thứ hai sau dầu thô và dự kiến sẽ đạt 5,183 tỷ USD vào năm 2005. Cùng với thời gian, sản phẩm dệt may Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình, đã thâm nhập được vào nhiều thị trường trên thế giới kể cả những thị trường khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật Bản, .Chính từ những kết quả kinh tế - xã hội to lớn mà ngành dệt may xuất khẩu mang lại cho đất nước mà việc nghiên cứu, phân tích để nắm rõ và hiểu một cách cặn kẽ thực trạng trong hoạt động xuất khẩu cũng như điểm mạnh, điểm yếu của ngành trở thành một yêu cầu hết sức cần thiết trong việc đề ra các chính sách, giải pháp đúng đắn, phù hợp nhằm đưa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lên những tầm cao mới trong tương lai, đặc biệt kể từ khi chế độ chế độ hạn ngạch được xoá bỏ dành cho các nước thành viên của WTO.

    Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế” cho khoá luận tốt nghiệp. Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của khoá luận gồm 2 phần:

    Phần 1: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước khi xoá bỏ hạn ngạch.

    Phần 2: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế.

    PHẦN 1 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỚC KHI XOÁ BỎ HẠN NGẠCH



    1.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam

    Ngành công nghiệp dệt may là ngành có truyền thống lâu đời đối với cuộc sống của nhân dân ta. Nó không chỉ có vai trò quan trọng thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ để trang trải các nhu cầu nhập khẩu trong nước. Ngành dệt may luôn là một trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước và được nhà nước khuyến khích phát triển.

    Ngành dệt may của nước ta ra đời từ những năm 1958 ở miền Bắc và những năm 1970 ở miền Nam. Cho tới năm 1975 sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành dệt may nước ta có điều kiện phát triển và khẳng định mình. Các nhà máy dệt được hình thành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thu hút hàng ngàn lao động. Trong suốt thời gian dài các nhà máy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất hàng phục vụ thị trường nội địa do máy móc thiết bị còn lạc hậu, trình độ sản xuất và quản lý còn hạn chế. Cho đến những năm 1975, ngành dệt may Việt Nam đã hợp tác với Liên Xô và các nước Đông Âu, đã có hàng xuất khẩu sang các nước này nhưng chủ yếu là hàng gia công, hàng bảo hộ lao động với nguyên liệu, thiết bị do họ cung cấp.

    Từ nửa cuối năm 1990, như một hệ quả tất yếu của những biến động chính trị, các thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu tan rã nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sâu sắc về nhiều mặt của hệ thống XHCN Đông Âu và việc giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế đã đặt hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước những khó khăn chồng chất, nan giải nhất là không có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong hoàn cảnh đó, ngành dệt may một mặt khôi phục lại vị trí của mình trên thị trường truyền thống, mặt khác phải tìm cách thâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là thị trường các nước công nghiệp phát triển. Thị trường các nước phát triển với yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng, .gây nhiều bỡ ngỡ cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ lâu đã quen với cách làm ăn của thị trường các nước anh em dễ tính.

    Tuy nhiên, sang năm 1992 được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô cùng những kết quả thu được của công cuộc đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế đang đi vào chiều sâu với những thắng lợi trong quan hệ đối ngoại, chính sách mở cửa của ngành dệt may xuất khẩu đã từng bước phục hồi và phát triển. Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng châu Âu được ký kết vào ngày 15/12/1992 đã mở ra cho ngành dệt may Việt Nam một thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    Ngành dệt may Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức gia công hoặc phương thức thuơng mại thông thường với một số nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Canada, các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. Và gần đây sau khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, hàng dệt may Việt Nam có thêm thị trường Mỹ.

    Trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam đã phát triển quy mô sản xuất một cách nhanh chóng. Hàng loạt công ty, doanh nghiệp ra đời thu hút hàng vạn lao động, sản lượng dệt may sản xuất tăng nhanh cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, một bước đánh dấu quan trọng trong lịch sử ngành dệt may Việt Nam là ngày 29/4/1995, chính phủ Việt Nam đã ký quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Textile And Corporation, viết tắt là Vinatex. Vinatex là sự hợp nhất của Tổng công ty dệt Việt Nam và Liên hiệp các xí nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu may mặc. Sự tổng hợp này nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, tạo thế và lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh hàng dệt may phát triển. Hiện nay, Việt Nam có trên 1050 doanh nghiệp dệt may với hơn 5000 cơ sở sản xuất đang hoạt động, trong đó có 231 doanh nghiệp nhà nước chiếm 28%, 449 doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 32%, 354 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30%, (tính đến năm 2003). Kim ngạch xuất khẩu cả năm của các đơn vị này đạt 3,6 tỷ USD, tăng gần 31% so với năm 2002 (2751 triệu USD). Trong đó, thị trường Mỹ đạt 1950 triệu USD, EU 600 triệu USD và Nhật Bản gần 500 triệu USD. Đây được coi là những dấu hiệu tốt cho thấy dệt may Việt Nam đã có khả năng phát triển mạnh mẽ.

    1.1.2. Tiềm năng và lợi thế về sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

    1.1.2.1. Lợi thế về nguồn nhân lực

    Nước ta là một nước có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Tính đến ngày 1/4/1999, dân số cả nước là 76,327,900 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 43,8 triệu người . Đến thời điểm hiện nay, dân số nước ta ở vào khoảng 82 triệu người, đứng thứ hai trong các nước ASEAN, chỉ sau Indonesia. Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 1,5 đến 1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung vào lực lượng lao động vốn đã rất đông. Thêm vào đó, quá trình đô thị hoá tạo ra sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị, số lao động ngày càng gia tăng.

    Lực lượng lao động đông đảo chính là điều kiện cần để công nghiệp dệt may phát triển thuận lợi. Đây là một lợi thế lớn bởi ở những bước tiến ban đầu của ngành dệt may, lực lượng lao động Việt Nam sẽ luôn đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của ngành về lao động. Bên cạnh đó, khả năng giảm bớt sức ép về việc làm cũng giúp ngành nhận được những quan tâm, khích lệ từ phía chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của ngành.

    Bên cạnh sự dồi dào về lao động, phải kể đến chất lượng của nguồn lao động. Trong những năm gần đây, trình độ học vấn của người dân Việt Nam nói chung đã tăng lên đáng kể, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề của ngườ
     
Đang tải...