Đồ Án xuất khẩu gạo Việt Nam , thực trạng & Giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI GIỚI THIỆU 3


    Chương I
    MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NÊN KINH TẾ QUỐC DÂN


    I.Sự cần thiết phải thúc đẩu xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu gạo 5
    I.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu 5
    I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 8
    I.2.1. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu 8
    I.2.2. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 8
    I.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 9
    I.4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 15
    I.5. Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới 17
    I.5.1. An ninh lương thực thế giới 17
    I.5.2. Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới 19
    I.6. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo 22

    II. Đánh giá lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu gạo của Việt Nam 24
    II.1. Những lợi thế và bất lợi của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập vào khu vực và thế giới 24
    II.2. Lợi thế so sánh của Việt Nam về xuất khẩu gạo 25


    Chương II
    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
    TRONG THỜI GIAN QUA

    I. Tình hình sản xuất chế biến lúa gạo trong thời gian qua 28
    I.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa hàng hoá 28
    I.1.1. Tình hình chung 28
    I.1.2. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long 30
    I.2. Thực trạng chế biến lúa hiện nay 33
    I.3. Cân đối lương thực 36
    I.4. Lưu thông lương thực trong nước 37

    II. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 40
    II.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu 40
    II.2. Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của nước ta từ 1990 đến nay 43
    II.2.1. Về cơ chế điều hành 43
    II.2.2. Về kết quả xuất khẩu gạo 47
    I.2.3. Về chất lượng gạo xuất khẩu 48
    II.2.4. Về thị trường, thương nhân và giá cả 52
    II.2.5. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo 55

    Chương III
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO
    TRONG THỜI GIAN TỚI


    I.Giải pháp về sản xuất lúa hàng hoá 58
    I.1. Hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu 58
    I.2. Giải pháp về sản xuất và chế biến 58
    I.2.1. Giải pháp về giảm giá thành sản xuất 58
    I.2.2. Về chế biến 59
    I.2.3. Về khâu nâng cao kĩ thuật canh tác 59
    I.2.4. Về giống lúa 60
    II. Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo 62
    II.1. Đối với các doanh nghiệp 62
    II.2. Các chính sách về thị trường 63
    II.3. Tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực 64
    III. Giải pháp về quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu gạo giai đoạn 2002 - 2010 64
    III.1 Về mặt hàng 64
    III.2. Về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu 66
    III.3.Giải pháp về phát triển thị trường và bình ổn thị trường 66
    III.3.1. Giải pháp phát triển thị trường 67
    III.3.2. Giải pháp bình ổn thị trường 68


    KẾT LUẬN 70

    LỜI GIỚI THIỆU


    Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo.
    Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập khu vực và thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nông dân và lợi ích của đất nước.
    Tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của số đông dân số đặc biệt là nông dân, lúa gạo được coi là mặt hàng nhạy cảm nhất. Từ thực tế sản xuất lúa gạo đáp ứng "cái ăn" của khoảng 80 triệu dân Việt Nam, đến sản xuất lúa hàng hoá tham gia thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu từ hơn một thập kỉ nay, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cần phải giải quyết đối với sản xuất và xuất khẩu. Nghị quyết 09/2001/ NQ-CP ngày 15.6.2001 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: "Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là hai vùng đồng bằng sôn Cửu Long cà đông bằng sông Hồng. Phải đảm bảo an toàn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng ổn định khoảng 33 tiệu tấn năm, trong đó, lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn, số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào thâm canh, sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giữ ổn định khoang 4 triệu ha đất để có điều kiện tưới, tiêu chủ động để sản xuất lúa".
    Nhằm thực hiện thành công Nghị quyết nêu trên, rất cần thiết phải có sự nhìn nhận lại thực trạng sản xuất lúa hàng hoá và việc xuất khẩu gạo những năm vừa qua, đặt nó trong bối cảnh chung của thế giới, có ngiên cứu, xem xét và so sánh với một số quốc gia điển hình, có những đặc điểm tương đồng với ta để tìm đến những giải pháp là mục đích nghiên cứu của em trong bài viết này.
    Chuyên đề "Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp " chủ yếu sẽ cố gắng đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được của việc xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn từ 10 năm trở lại đây. Và, việc xem xét đánh giá đó được đặt trong bối cảnh chung của thực trạng sản xuất lúa, tiêu dùng và dự trữ cũng như thị trường buôn bán gạo toàn cầu, có nghiên cứu so sánh với cách làm của nước đứng đầu trong xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới; từ đó có định hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhất để khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu trong thập niên tới
    Chuyên đề nghiên cứu này có nội dung gồm 3 chương:
    - Chương I: Một số lí luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
    - Chương II: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam
    - Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới
    Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tận tình của ông Nguyễn Đăng Chi - phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu Bộ thương mại- và của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Hương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
     
Đang tải...