Thạc Sĩ Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới, với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á.
    Toàn thế giới có khoảng 15 nước xuất khẩu gạo với mức từ 100.000 tấn/năm trở lên và trên 100 nước nhập khẩu gạo. Các nước có lượng gạo xuất khẩu lớn bao gồm: Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam . chiếm khoảng hơn 70% lượng gạo xuất khẩu của thế giới (Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới khoảng 4,5 triệu tấn/năm sau Thái Lan). Các nước nhập khẩu gạo lớn như Braxin, các nước thuộc khối EU, Inđônêxia, Philippin, Nam Phi, Ni-giê-ri-a . chiếm khoảng 40% lượng gạo nhập khẩu của thế giới.
    Cho đến nay, thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã mở rộng ra hơn 100 nước. Hiện tại, do nhu cầu về gạo lớn (rất nhiều nước đang thiếu lương thực) và giá gạo của chúng ta luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan (trung bình khoảng 360 - 430 USD/tấn so với 390 - 480 USD/tấn của Thái Lan) cho nên rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đến gạo của Việt Nam, đặc biệt là các nước ở châu Phi. Ngoài một số nước đã là bạn hàng quen thuộc của Việt Nam như: Xê-nê-gan, cộng hòa Nam Phi, Ni-giê-ri-a, Công-gô, An-giê-ri . đầu năm 2009 đã có 7 nước châu Phi khác đăng ký mua gạo của Việt Nam.
    Châu Phi có diện tích khoảng 30.244.050 km[SUP]2[/SUP] (đứng thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ), dân số khoảng 970 triệu người (đứng thứ hai thế giới sau châu Á) sinh sống ở 54 quốc gia. Châu Phi được mọi người biết đến là châu lục nghèo khổ và thiếu lương thực trầm trọng. Có thể nói, châu Phi là thị trường nhập khẩu hàng hoá giàu tiềm năng, nhất là mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
    Khi còn Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã có những mối quan hệ thân thiện với nhiều nước thuộc châu Phi: An-giê-ri, Ăng-gô-la, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc . Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi được tăng cường và rộng mở đã tạo ra những cơ hội thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi, đặc biệt là mở rộng thị trường hàng hoá nói chung và mặt hàng gạo của Việt Nam nói riêng tại châu Phi.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: "Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng" [4, tr.703].
    Từ đó, việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung, đặc biệt là gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong giai đoạn hiện nay đang được nhiều người quan tâm, đây cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: "Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi" làm luận văn thạc sĩ.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Liên quan đến đề tài đã có một số công trình khoa học, các bài báo đề cập đến.
    + Về tình hình xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu và những bài viết đề cập đến, tiêu biểu như:
    - PTS Nguyễn Đình Long, PTS Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định (1999), Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    - Nguyễn Tiến Thỏa (2006), Sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (2007), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Tân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Trịnh Ái Hoa (2006), Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Các công trình này đã đề cập đến lợi thế cạnh tranh của hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo của Việt Nam. Các công trình đó cũng nêu ra những chính sách xuất khẩu và các giải pháp định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường các nước trên thế giới.
    + Về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và châu Phi, về thị trường hàng hóa nói chung, thị trường nông sản phẩm trong đó có gạo nói riêng đã có một số công trình khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ nghiên cứu. Đó là:
    - Đặng Phong Vũ (2000), Thị trường tiêu thụ nông phẩm của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Mạnh Tuân (2005), Vai trò nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: Thực trạng và định hướng xuất khẩu, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 3/2006.
    - Một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 10/2006.
    - Một số chính sách và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 14/2006.
    - Lê Quang Tuấn (2007), Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước châu Phi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Đinh Thị Thơm (2007), Thị trường một số nước châu Phi - cơ hội đối với Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và nghiên cứu ở các góc độ và phạm vi khác nhau về mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và châu Phi, quan hệ thị trường nói chung và một số nét về thị trường châu Phi Như vậy còn ít công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi dưới góc độ kinh tế chính trị. Vị thế việc nghiên cứu đề tài xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi vẫn là cần thiết và có ý nghĩa lý luận thực tiễn quan trọng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi, từ đó nêu ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vào thị trường này.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Làm rõ đặc điểm của thị trường nói chung và thị trường gạo ở châu Phi nói riêng.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi từ năm 2000-2008.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong mối liên hệ với quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và châu Phi thời kỳ 2000-2008.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quán triệt và vận dụng những quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, trong đó chú trọng phương pháp phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, khái quát vấn đề, đồng thời luận văn cũng sử dụng các tri thức của các môn khoa học kinh tế liên quan, kế thừa và sử dụng có chọn lọc những kết quả của một số công trình khoa học liên quan đến đề tài luận văn.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    Tác giả luận văn hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đóng góp vào việc làm rõ thêm về hoạt động xuất khẩu gạo và tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi và đề xuất kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.

    Chương 1
    THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI
    VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM


    1.1. THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI
    1.1.1. Quan niệm về thị trường nói chung
    Kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển thì thị trường cũng hình thành và phát triển theo.
    Thị trường thường được hiểu theo hai nghĩa:
    Theo nghĩa hẹp thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa, ví dụ: Thị trường Việt Nam, thị trường châu Phi, thị trường EU Thị trường là mặt hàng được mua bán, ví như thị trường cà phê, thị trường gạo, thị trường sắt thép và thị trường được hiểu là sự kết hợp cả hai ý trên, chẳng hạn: Thị trường len ở Pari, thị trường dầu mỏ ở Trung Đông
    Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường được hiểu là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
    Theo nghĩa rộng, khái quát: Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hoá, do đó ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội, có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường.
    Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hoá nên nó là một mắt khâu của chu trình tái sản xuất xã hội: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Thị trường rõ ràng là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, do đó, là nơi diễn ra quan hệ trao đổi, mua bán giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa người mua và người bán. Trình độ phát triển của phân công lao động, của lực lượng sản xuất, cơ cấu sản xuất và quy mô nền kinh tế là cơ sở để mở rộng phạm vi thị trường và tăng cường độ trao đổi trên
    thị trường.
    Khái quát lại, thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán trong xã hội. Nó được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định.
    Những yếu tố cấu thành thị trường:
    Đó là: Cung - Cầu; hàng hóa; giá cả; thông tin; con người: người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng.
    Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong
    một thời kỳ tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
    Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ, hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
    Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá dịch vụ. Mối quan hệ cung cầu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tồn tại hoạt động một cách khách quan độc lập với ý chí của con người. Quan hệ cung - cầu biến động sẽ tác động đến quy mô sản xuất, giá cả trên thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp.
    Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành bởi quy luật giá trị trong mối liên hệ với quan hệ cung - cầu và cạnh tranh.
    Chức năng của thị trường:
    - Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá đó có bán được hay không, bán với giá thế nào.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Mai Văn Bảo (2000), Phát triển nông nghiệp hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    2. Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X)đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    5. Đặc san quốc tế điện tử (2004).
    6. PGS.TS. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu Phi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    7. Đào Duy Hiền (1998), Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN trong nông nghiệp tập thể hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    8. Trịnh Ái Hoa (2006), Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    9. Bùi Thị Minh Hồng (2002), Thị trường nông thôn với sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    10. Nguyễn Quang Hồng (1993), Phát triển nông nghiệp theo định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    11. http:// www.thitruongnuocngoai.vn.
    12. Hồ Đức Hùng (2007), Kinh tế Việt Nam hội nhập phát triển bền vững, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
    13. Nguyễn Thị Hường (2003), Chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    14. Nguyễn Xuân Khoát (2007), Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam, Nxb Đại học Huế, Huế.
    15. Hoàng Thị Ngọc Loan (2005), Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    16. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Hồ Chí Minh với giai cấp nông dân (hưởng ứng cuộc vận động "Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
    18. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc, thực trạng và giải pháp, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
    19. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Nguyễn Thị Minh Tâm (2008), Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    21. Nguyễn Văn Thanh (2007), Thành viên WTO thứ 150 - Bài học từ các nước đi trước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Đinh Thị Thơm (2007), Thị trường một số nước châu Phi - cơ hội đối với Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    23. Tổng quan về thị trường châu Phi (2009), http://ngoaithuong.vn.
    24. Thời báo kinh tế Việt Nam (2009), Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và thế giới.
    25. Nguyễn Tiến Thỏa (2006), Sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    26. Trung tâm Tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA (CECADE) (1997), Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Lê Quang Tuấn (2007), Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước châu Phi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    28. GS.TS Nguyễn Văn Thường - GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2008), Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    29. Nguyễn Mạnh Tuân (2005), Vai trò nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    30. Nguyễn Thị Tú (2004), Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    31. Uỷ ban Khoa học Việt Nam - Viện Sử học (1979), Nông dân Việt Nam tiến lên CNXH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    32. Đặng Phong Vũ (2000), Thị trường tiêu thụ nông phẩm của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...