Luận Văn xuất khẩu của Việt Nam sang asean thực trạng và triển vọng

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XK của VN sang asean thực trạng và triển vọng

    ĐỀ ÁN MÔN HỌC

    ĐỀ TÀI: Xuất khẩu của việt nam sang asean : thực trạng và triển vọng
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

    1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
    1.1. Khái niệm xuất khẩu
    xuất khẩu là việc bán hàng hóa ra nước ngoài, bán hàng hóa cho người nước ngoài ở trong nước ( người nước ngoài đang công tác hoặc du lịch . ở trong nước ) hay bán hàng hóa vào trong các khu chế xuất ở trong nước.
    1.2. Vai trò của xuất khẩu
    1.2.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
    Tất cả các nước trên thế giới đều phải nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các nước khác để nhằm đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế trong nước. Muốn nhập khẩu thì cần phải có vốn. Đối với một nước nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
    -Đầu tư nước ngoài
    -Vay nợ, viện trợ
    -Thu từ hoạt động du, lịch dịch vụ thu ngoại tệ
    -Xuất khẩu sức lao động .
    Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ . tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Các nguồn vốn từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động đóng góp cũng không nhiều. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
    1.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Hiện nay, có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa.
    Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở:
    - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi phát triển ngành ô tô xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu như sắt, thép, cao su hay sơn. Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
    - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
    - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
    - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế -kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào trong nước.
    - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi mỗi nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. - Xuất khẩu còn đòi hỏi cac doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công nghệ, công tác sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
    1.2.3. Tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân
    Tác động của xuất khẩu đến đời sống của nhân dân bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
    1.2.4. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hê kinh tế đối ngoại
    Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư , mở rộng vận tải quốc tế . Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại nói trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...