Luận Văn Xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường trung đông

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 4
    I. Giới thiệu về thị trường nhập khẩu cà phê Trung Đông . 4

    1. Thị trường cà phê Trung Đông . 4

    1.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng . 4

    1.2. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu 6

    1.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu 8

    1.4. Nguồn cung cà phê trên thị trường Trung Đông . 8

    2. Quy định về xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông 9

    2.1. Thuế suất thuế nhập khẩu . 9

    2.2. Rào cản phi thuế quan 11

    II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

    Trung Đông .12

    1. Lợi thế của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam .12

    2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông 13

    3. Những thuận lợi từ quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông cho hoạt động xuất khẩu cà phê .15
    4. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm giảm rủi ro xuất khẩu .17

    III. Bài học kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê vào thị trường

    Trung Đông .18

    1. Lý do chọn Bra-xin .18

    2. Kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông .18

    3. Bài học cho Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông .21


    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 .24
    I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010 24
    1. Khối lượng xuất khẩu 24

    2. Kim ngạch xuất khẩu 25

    3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 27

    4. Giá cả xuất khẩu 29

    5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 31

    6. Kênh phân phối xuất khẩu .33

    7. Phương thức vận tải 34

    8. Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu .35

    9. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 38

    II. Đánh giá thực trạng 42

    1. Thuận lợi và những kết quả bước đầu đạt được 42

    2. Những tồn tại và thách thức 45

    CHƯƠNG 3. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 .53
    I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp 53

    1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp .53

    1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành cà phê của Việt Nam .53

    1.2. Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông 54

    1.3. Một số vấn đề rút ra từ đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010 55
    2. Quan điểm khi đề xuất giải pháp .56

    2.1. Sản xuất và xuất khẩu cà phê tiếp tục là ngành kinh tế nông nghiệp mũi

    nhọn của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 56

    2.2. Chất lượng cà phê Việt Nam là yếu tố hàng đầu quyết định việc đẩy mạnh xuất khẩu 56


    2.3. Trung Đông là thị trường trọng điểm để mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê nói riêng và của Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2008 – 2015 .57
    2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông đòi hỏi sự phối hợp của doanh nghiệp, Nhà nước và các bên liên quan 58
    2.5. Giải pháp đưa ra phải khả thi và đem lại kết quả trong 5 năm .58

    3. Mục tiêu của giải pháp 59

    II.Các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

    Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015 .59

    1. Mô hình liên kết bốn nhà 59

    2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến xuất khẩu sang thị trường

    Trung Đông 61

    2.1. Giải pháp tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản tại Trung Đông 61

    2.2. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam tại Trung Đông 66

    3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của

    Việt Nam 70

    3.1. Các giải pháp cải thiện chất lượng cà phê từ khâu canh tác, chế biến đến kinh doanh xuất khẩu .70
    3.1.1. Giải pháp liên kết các hộ nông dân trồng cà phê 70

    3.1.2. Giải pháp đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng

    TCVN 4193:2005 .72

    3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu thị trường Trung Đông .78

    3.3. Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nước .80

    4. Nhóm giải pháp ổn định nguồn hàng xuất khẩu .83

    4.1. Giải pháp liên kết doanh nghiệp .83

    4.2. Giải pháp thay đổi phương thức giao hàng .85

    KẾT LUẬN .88

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong đó, đáng kể nhất là kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ đô la Mỹ (USD) và đang tiến đến mốc 2 tỷ USD. Cà phê Việt Nam cũng đã xuất khẩu được sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Đức với khối lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm. Đây cũng là các thị trường truyền thống của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê sang các thị trường này còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu cà phê lớn cùng với những quy định và tiêu chuẩn khắt khe về nhập khẩu cà phê và chất lượng cà phê nhập khẩu. Vì vậy, cần thiết phải tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thị trường xuất khẩu cho cà phê Việt Nam, giảm rủi ro xuất khẩu và quan trọng nhất là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam.
    Thị trường Trung Đông với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường tiêu thụ lớn với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trường cao và đời sống người dân ngày càng nâng cao. Đây cũng là thị trường nhập khẩu ròng cà phê với gần 90% tổng khối lượng cà phê tiêu thụ phải nhập khẩu do điều kiện tự nhiên không phù hợp để canh tác cây cà phê. Hơn nữa, đây là một thị trường không quá khắt khe trong các quy định và tiêu chuẩn về nhập khẩu cũng như chất lượng cà phê nhập khẩu. Từ những đặc điểm nêu trên cùng với nhu cầu tiêu thụ cà phê đang tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước trong khu vực, Trung Đông được xem là một thị trường đầy tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam.
    Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường Trung Đông trong chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, năm 2008 được Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong thúc đẩy các quan hệ hợp tác thương mại đầu tư với Trung Đông, thể hiện qua Đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015”; trong đó cà phê được xác định là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông thời gian qua đã tăng lên đáng kể tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong thương mại cà phê của Việt Nam và Trung Đông. Vì vậy, nghiên cứu “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông” sẽ giúp cho cà phê Việt Nam đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu, hạn chế rủi ro tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, tạo điều kiện để cà phê Việt Nam tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu và giữ vững vị trí nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
    2. Mục đích nghiên cứu

    Đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường các nước

    Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu về thị trường nhập khẩu cà phê Trung Đông.

    - Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010.

    - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông.

    - Thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2005 – 2010 và giải pháp cho giai đoạn 2011 – 2015.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Nghiên cứu tại bàn sử dụng số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, Internet.

    - Khảo sát thực tế và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS thực trạng kinh doanh của 82 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bằng email và bản khảo sát trên giấy. Doanh nghiệp được khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách thành viên Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), danh sách các doanh nghiệp tham gia giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) và các doanh nghiệp có tham gia Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột năm 2011.
    6. Bố cục của khóa luận


    Khóa luận được thực hiện bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông và sự

    cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông.


    - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung

    Đông giai đoạn 2005 – 2010.

    - Chương 3: Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung

    Đông giai đoạn 2011 – 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...