Luận Văn Xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường anh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 4
    1.1. Giới thiệu về thị trường cà phê tại Anh 4
    1.1.1. Thị trường cà phê tại Anh 4
    1.1.2. Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh 9
    1.2. Sự cần thiết phải đầy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh 13
    1.2.1. Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 13
    1.2.2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh 14
    1.2.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh 14
    1.3. Kinh nghiệm của Colombia về xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh và bài học cho Việt Nam 16
    1.3.1. Lý do chọn Colombia 16
    1.3.2. Kinh nghiệm rút ra 16
    1.3.3. Bài học cho Việt Nam 19
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 21
    2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 21
    2.1.1. Khối lượng xuất khẩu 21
    2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu 23
    2.1.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 25
    2.1.4. Chất lượng cà phê xuất khẩu 26
    2.1.5. Giá cả xuất khẩu 28
    2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu 30
    2.1.7. Phương thức vận tải 31
    2.1.8. Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu 31
    2.1.9. Nguồn cung cà phê xuất khẩu tại Việt Nam 33
    2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 38
    2.2.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được 38
    2.2.2. Hạn chế và thách thức 40
    CHƯƠNG 3. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 45
    3.1. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp 45
    3.1.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp 45
    3.1.2. Quan điểm khi đề xuất giải pháp 50
    3.1.3. Mục tiêu của giải pháp 52
    3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2012 – 2016 52
    3.2.1. Tăng cường liên kết bốn nhà 52
    3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam 55
    3.2.3. Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung hàng xuất khẩu 63
    3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 65
    3.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường sự quản lý và điều phối của Nhà nước và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê 68
    KẾT LUẬN 71
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, tình hình thương mại của Việt Nam đã có nhiều thuận lợi và bước tiến rõ rệt. Đặc biệt, năm 2011 chứng kiến sự hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong năm này, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2010 và vượt 22% so với kế hoạch đặt ra của năm 2011; trong đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam đóng góp 2,75 tỷ USD, tăng 48,7% so với năm 2010. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, chiếm 20% trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ ba sau mặt hàng gạo và cao su (Thống kê hải quan, 2012). Các thị trường xuất khẩu truyền thống của cà phê Việt nam như Hoa Kỳ, Đức, Bỉ và Italia đạt giá trị cao và có mức tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, trong tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu bão hòa tại các thị trường này do sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu cà phê lớn trên thế giới và các quy định khắt khe về hàng nhập khẩu cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quốc gia này, điều cần thiết cho các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay là định hướng xuất khẩu đến các thị trường mới hơn, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
    Thị trường Anh là thị trường phát triển và là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Trong những năm qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Anh có xu hướng không ngừng gia tăng; trong đó, cà phê là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang thị trường này. Theo số liệu thu thập từ Tổ chức Cà phê thế giới, bình quân đầu người tại anh tiêu thụ khoảng 3 kg cà phê trong năm 2010. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu cà phê của Anh là rất lớn do điều kiện tự nhiên tại quốc gia này không đáp ứng tốt cho việc canh tác cà phê. Hiện Anh đang nhập khẩu ròng về cà phê từ các quốc gia như Đức, Colombia, Brazil, Netherlands, và Việt Nam. Nhìn chung, thị trường Anh không tồn tại nhiều rào cản thương mại, ngoại trừ các luật lệ và quy định áp dụng chung cho các thành viên thuộc khối Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Anh đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và bao gói, nhãn mác cho hàng hóa nhập khẩu. Điều đáng mừng là Việt Nam cho đến nay chưa gặp phải nhiều vướng mắc từ những quy định nêu trên. Từ những đặc điểm nêu trên, thị trường Anh sẽ là một trong những thị trường mục tiêu đầy tiềm năng cho cà phê Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011, từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này giai đoạn 2012 – 2016.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động xuất khẩu cà phê củaViệt Nam sang thị trường Anh.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Anh.
    - Thời gian: thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh trong giai đoạn 2006 – 2011 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Anh trong giai đoạn 2012 – 2016.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê, so sánh và đánh giá số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, và Internet.
    5. Kết cấu khóa luận
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được thực hiện bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh.
    - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011.
    - Chương 3: Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2012 – 2016.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...