Chuyên Đề Xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may Việt Tiến

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thế kỉ XX đã đánh dấu những thành tựu vượt bậc của loài người với những phát minh to lớn, những cuộc cách mạng về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội đã làm lịch sử thế giới bước sang trang mới. Bước sang thế kỉ XXI, thế giới tiếp tục vận động và đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những nền kinh tế mới, mang những xu hướng mới, đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, quá trình toàn cầu hóa diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, dần trở thành một chỉnh thể thống nhất trên nhiều phương diện. Đồng thời sự xuất hiện của vòng cung châu Á- Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở tốc độ cao liên tục trong nhiều năm đang làm cho trung tâm thế giới dần dịch chuyển về khu vực này.

    Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Sau hơn ba mươi năm kể từ khi giành được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, cùng với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân, đến nay Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế và tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngày hôm nay, thế giới biết đến Việt Nam với những cố gắng to lớn, hòa mình vào xu hướng chung trong thời đại mới, vị thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Cùng với quá trình quốc tế hóa rộng rãi nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã biết sử dụng hiệu quả nguồn nội lực cùng với nắm bắt những thời cơ, những cơ hội để vươn lên phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.

    Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng những đường lối chiến lược phát triển cụ thể kết hợp với thực hiện một cách hiệu quả, đến nay đã đạt được những thành quả nhất định trong sự phát triển kinh tế, xã hội và hòa mình vào khu vực, thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa Hoạt động xuất khẩu được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và được Đảng ,nhà nước dành cho những ưu tiên. Qua đó tận dụng, phát huy những ưu thế của mình, biến những mặt mạnh đó thành sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như gạo,dầu khí, hàng dệt may, nông sản, lâm sản, thủy sản; các loại mặt hàng chủ yếu là hồ tiêu, cao su, cà phê Đặc biệt không thể không nhắc đến ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Trong những năm qua, ngành dệt may đã khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao chat lượng, sản lượng không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia, châu lục khác nhau trên thế giới, chiếm tỉ trọng lơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta, đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...