Luận Văn Xuất khẩu Áo len Lâm Hà sang Canada

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Áo len Lâm Hà đếnvới Canada – Never let you cold
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    Lời mở đầu . 2
    I.Sơ lược về doanh nghiệp và sản phẩm . 3
    II. Canada- Thị trường tiềm năng cho hàng dệt may . 4
    1. Khái quát chung về Canada 4
    2. Tập quán thương mại 4
    3. Tình trạng pháp lý . 6
    4. Phân khúc thị trường 7
    III. Phân tích SWOT 8
    IV. Chiến lược thâm nhập thị trường . 10
    1. Chiến lược sản phẩm 10
    2. Chiến lược giá .
    3. Chiến lược xúc tiến .
    4. Chiến lược phân phối
    V. Tổ chức thực hiện
    1. Phân bổ công việc
    2. Xúc tiến thực hiện .
    3 . Đánh giá, bổ sung hoàn thiện chiến lược
    VI. Kết luận










    I. Sơ lược về doanh nghiệp và sản phẩm:
    - Doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ÁO LEN XUẤT KHẨU LÂM HÀ
    - Lĩnh vực hoạt động :Xuất khẩu sản phẩm len thủ công.
    - Thời gian thành lập : 10/2007
    - Vốn điều lệ : 10 tỷ
    - Thị trường đã và đang hoạt động : Mỹ,Đức, CH Czech, Đài Loan,Úc, .
    - Thị trường dự kiến thâm nhập : Canada
    - Trụ sở chính : ĐÀ LẠT
    Trên cơ sở là một trong những ngành nghề truyền thống của địa phương, tháng 10 năm 2007, công ty Lâm Hà đã đi vào hoạt động với lĩnh vực chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu áo len với số lượng nhỏ. Với mẫu mã đẹp, thời trang và phù hợp với thời tiết, sản phẩm của công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường các nước này cũng như mở rộng sản xuất và xuất khẩu thêm các sản phẩm may mặc khác. Đến cuối năm 2008, công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước khác và doanh thu đã nhanh chóng tăng cao. Hơn 3 năm hoạt động trong lĩnh vực đan len xuất khẩu, mặt hàng len của công ty Lâm Hà đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Với một quy trình sản xuất theo chiều dọc, nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sợi, vải dệt, vải đan và các sản phẩm may mặc, được tín nhiệm bởi hầu hết các khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới. Chiến lược phát triển của Lâm Hà đảm bảo rằng chất lượng và thời gian được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất. Hiện tại, công ty có 4 cơ sở sản xuất tại các huyện thị phía nam của tỉnh Lâm Đồng. Tạo việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ của địa phương. Năng lục sản xuất : 500.000 – 1.000.000 sản phẩm/năm.
    Nhờ khảo sát thị trường và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, chúng tôi đã thu được những thành công đáng kể. Năm 2008 đạt Cup vàng Hội chợ Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,Giải thưởng Doanh nghiệp Hội Nhập và Phát triển năm 2009. Đây là những giải thưởng mang tính khích lệ, động viên, nhưng có tác dụng rất lớn, vì nó tạo nhiều cơ hội để thương hiệu áo len Lâm Hà được giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến với thế giới.
    Năm nay chúng tôi muốn đưa sản phẩm của mình sang thị trường Canada nhằm tiếp cận thị trường đa dạng và rộng lớn này.
    Canada là đất nước rất đa dạng về chủng tộc và văn hóa dẫn đến đa dạng về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Phần lớn các công ty dệt may Canada có quy mô sản xuất nhỏ do dân số Canada chỉ bằng 1/10 dân số Mỹ. Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp thời trang Canada lại phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu vải sợi (mặt hàng phải chịu thuế,mức thuế dao động từ 9% đối với sợi len, đến 16% đối với sợi dệt). Thêm vào đó,do chi phí lao động trong nước tương đối cao nên giá thành hàng may mặc nội địa bán lẻ của Canada thường xuyên cao hơn so với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu giá thấp có chỗ đứng trên thị trường bán lẻ giá thấp và trung bình.Các mặt hàng có chất lượng cao cấp, giá cao thường được sản xuất từ các loại vải chất lượng tết bởi những thợ may giỏi ở Canađa hoặc một số nước Châu âu. Riêng năm 2003, ngành công nghiệp này đã chi 123 triệu CAD cho mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại và nhà xưởng, trong đó 67% chi phí đầu tư là của các công ty cắt may.
    Trong các chủng loại hàng may mặc nhập khẩu thì mảng hàng giá thấp đến trung bình chiếm thị phần đáng kể. Thêm nữa người tiêu dùng Canada luôn có nhu cầu về hàng may mặc làm từ sợi tự nhiên, ở mức giá cạnh tranh.
    Với nhu cầu và thị hiếu này của người tiêu dùng Canada, đây chính là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 8 năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 86,95 triệu USD, trong đó dệt may đạt 24,91 triệu USD, chiếm 28,6 % tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, tăng 89,5 so với cùng kỳ năm ngoái.
    Hơn nữa,đối với mặt hàng dệt may khi xuất sang Canada, hiện nay chưa có rào cản thương mại, thuế quan hay phi thuế quan được áp dụng, đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.Bên cạnh đó,càng những năm về sau tốc độ tăng trưởng càng nhanh đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 44 trong số các nước xuất khẩu sang Canađa. Theo cơ quan Thống kê Canađa, xuất khẩu của Việt Nam sang Canađa 7 tháng đầu năm 2005 tăng 33,4%, đạt 237,75 triệu USD, nhập khẩu tăng 182,2%, đạt 109,3 triệu USD. Điều này cho thấy, càng ngày các doanh nghiệp của hai nước càng quan tâm và đánh giá đúng tiềm năng của nhau hơn.
    Vì tất cả các thuận lợi nêu trên, công ty của chúng tôi nhận thấy Canada chính là một thị trường mới đầy tiềm năng để cung ứng sản phẩm áo len xuất khẩu mang thương hiệu Lâm Hà.
    II. CANADA – THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CHO HÀNG DỆT MAY

    1. Khái quát chung về Canada

    Canađa là một quốc gia rộng lớn, nằm ở Bắc Mỹ, được bao bọc bởi biển Bắc Đại Tây Dương ,Bắc Thái Bình Dương, biển Bắc Cực ở phía Bắc và tiếp giáp với Mỹ ở phía Nam.
    · Diện tích: 9.970.610 km2, rộng thứ hai trên thế giới, trải dài qua sáu múi giờ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...