Luận Văn Xu thế quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới & sự P.triển của vòng cung CA - TBD với T.động của nó tớ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xu thế quốc tế hóa của nền kinhtế thế giới & sự P.triển của vòng cung CA - TBD với T.động của nó tới việcH.định chính sách

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    CHƯƠNG I - CƠ CẤU NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3
    I.1. Chủ thể nền kinh tế thế giới . 3
    I.2. Quan hệ kinh tế quốc tế trong nền kinh tế thế giới . 7
    CHƯƠNG II - NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ
    GIỚI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY . 9
    II.1.Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão tác động vào mọi mặt nền kinh tế thế giới - Thúc đẩy sự thống nhất của nền kinh tế toàn cầu 9
    II.2. Quá trình quốc tế hoá (quy mô, tốc độ, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá). . 10
    II.3. Nền kinh tế thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. . 13
    II.4. Châu Á - Thái Bình Dương sự ra đời của một trật tự thế giới mới . 14
    CHƯƠNG III - NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ẢNH
    HƯỞNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ
    ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM . 17
    III.1/ Tác động tới chính sách thương mại quốc tế. . 17
    III.2/ Tác động tới chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam . 22
    III.3/ Một số gợi ý trong việc hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế trong tình hình mới hiện nay. . 24
    KẾT LUẬN . 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 31

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trái đất mà loài người chúng ta đang sinh sống ngày càng trở nên nhỏ hẹp. Hoạt động kinh tế ngày càng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hình thành cục diện sản xuất, kinh doanh quốc tế. Sự phát triển của kỹ thuật tin học và giao thông hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, phối hợp các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra ngày càng rộng lớn và phát triển một cách nhanh chóngvà sâu sắc.Để thích ứng với xu thế toàn cầu, các chính phủ đang tích cực vạch ra chiến lược toàn cầu của mình để tận dụng các điều kiện có lợi như vốn, tài nguyên của kinh tế toàn cầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước mình.
    Toàn cầu hoá đòi hỏi phải mở cửa với bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ mở cửa thì chưa đủ bởi kinh tế toàn cầu đòi hỏi một thể chế được nhất thể hoá. Nó vừa cần có một cơ chế, qui tắc, trình tự, tập quán gần gũi với nhau và thông suốt để thực hiện lưu thông và trao đổi thuận lợi cả về năng lượng, tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ. Kinh tế thị trường hiện đại đang được thừa nhận là cơ chế tương đối có lợi cho việc phân phối tài nguyên, tăng thêm sức sống cho nền kinh tế và đã phổ biến trên toàn thế giới. Bởi vậy, việc nối tiếp quĩ đạo hoặc nhập quĩ đạo thể chế kinh tế diễn ra song song với sự phát triển kinh tế toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế quan trọng trên thế giới ngày nay.
    Việt Nam đang trên con đường mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy cơ hội đến với chúng ta có nhiều song thách thức cũng lắm và cần được giải quyết. Tác động của nền kinh tế thế giới tới Việt Nam ngày càng lớn và vai trò cuả Việt Nam trên trường quốc tế ngày một cao. Điều này đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có chính sách thương mại và đầu tư nước quốc tế hợp lý để đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Đề án này đi sâu đề cập tới hai xu thế: quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới và sự phát triển của vòng cung Châu á - Thái Bình Dương với những tác động của chúng tới việc hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay.
    Đề án ngoài lời nói đầu và kết luận còn gồm ba chương:
    - Chương I: Cơ cấu nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay.
    - Chương II: Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới trong những năm
    gần đây.
    - Chương III: Những xu hướng vận động của nền KTTG ảnh hưởng tới việc hoạch
    định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam
     
Đang tải...