Xu thế quản lý nhà trường phổ thông ở một số nước công nghiệp hóa

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-22
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Vương Thanh Hương
    Các thành viên tham gia: Ths. Vương Hồng Hạnh; Ths. Phạm Kim Phượng; Ths. Phạm Tuyết Nhung
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 20012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Cuối thế kỷ 20 và bước sang đầu thế kỷ 21 các nước công nghiệp hóa trong khối nước OECD chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường có tác động đến tổ chức, nội dung, phương pháp giảng dạy và quản lý nhà trường phổ thông. Các yếu tố như kinh tế toàn cầu hóa, tỉ lệ thất nghiệp, giảm việc làm, những thách thức về dân số và môi trường đa văn hóa đã ảnh hưởng đến quản lý nhà trường và tài chính trong giáo dục phổ thông. Làm thế nào để nhà trường hoạt động hiệu quả và tăng hiệu quả sử dụng kinh phí trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chủ đề ‘Quản lý nhà trường” được coi là hướng nghiên cứu trọng tâm ở nhiều nước OECD. Xu hướng chung về quản lý nhà trường được nêu ra là phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ cho nhà trường nhưng phân cấp thế nào, trách nhiệm của từng cấp quản lý đến đâu để nhà trường hoạt động có hiệu quả là vấn đề đặt ra và được thực hiện rất khác nhau ở nhiều nước. Do vậy nghiên cứu các xu hướng quản lý nhà trường phổ thông ở các nước công nghiệp hóa sẽ là một tham khảo tốt cho phát triển GDPT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hướng tới mô hình hoạt động hiệu quả và nhà trường phổ thông Việt Nam sau 2015 với đổi mới chương trình, SGK, kiểm tra đánh giá . trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu xu thế quản lý nhà trường phổ thông của một số nước công nghiệp hóa đầu thế kỷ 21 để đề xuất các bài học tham khảo cho quản lí nhà trường phổ thông Việt Nam giai đoạn hiện nay.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
    - Xu thế quản lý nhà trường phổ thông ở một số nước công nghiệp hóa
    - Bài học tham khảo cho quản lý nhà trường phổ thông Việt Nam

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Tổng quan xu thế quản lý nhà trường phổ thông của một số quốc gia công nghiệp hóa như: Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nauy, Phần Lan và Mỹ.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu so sánh và phương pháp chuyên gia

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1: Các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
    1.1. Các khái niệm cơ bản
    1.2. Bối cảnh và các yếu tố tác động đến GDPT ở các nước CNH
    1.3. Mục tiêu, chức năng của hệ thống GDPT trong bối cảnh toàn cầu hóa
    1.4. Xu thế chung trong quản lí nhà trường phổ thông ở một số nước công nghiệp hóa
    1.5. Các tư tưởng khác nhau bàn về xu thế quản lí nhà trường phổ thông ở các nước công nghiệp hóa

    Chương 2: Xu hướng phân cấp quản lí nhà trường phổ thông ở các nước CNH
    2.1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống GDPT ở các nước CNH
    2.2. Cấu trúc và tổ chức của các cấp có thẩm quyền trong quản lí nhà trường phổ thông
    2.3. Mối quan hệ, sự phân công vai trò và trách nhiệm giữa nhà nước, chính quyền địa phương và nhà trường phổ thông
    2.4. Mức độ tự chủ của nhà trường phổ thông ở các nước công nghiệp hóa theo hướng phân cấp quản lý

    Chương 3: Bài học tham khảo cho quản lý các trường phổ thông Việt Nam
    3.1. Phân cấp QLGD và mức độ tự chủ của các trường phổ thông ở Việt Nam
    3.2. GDPT Việt Nam trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện
    3.3. Tính phù hợp của xu thế phân cấp quản lí nhà trường phổ thông trên thế giới trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Xu hướng phân quyền/phi tập trung hóa trong quản lí nhà trường phổ thông vẫn là vấn đề nghiên cứu hiện nay. Vấn đề này vẫn là những thách thức đối với nhiều quốc gia trong quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực và trách nhiệm ở các cấp quản lí (quốc gia, địa phương và nhà trường). Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ những đặc trưng và khác biệt về hệ thống giáo dục phổ thông, quản lý giáo dục phổ thông ở một số nước công nghiệp hóa lựa chọn. Xu hướng quản lý nhà trường phổ thông ở các nước này thiên về phân quyền, phân cấp quản lý cho nhà trường và các cấp quản lý thấp hơn. Tuy nhiên mô hình phân quyền trong quản lý nhà trường phổ thông khá đa dạng. Ví dụ Phần Lan và Scotland đang có mô hình phân cấp quản lí nhà trường phổ thông cho các chính quyền địa phương nhưng không có nghĩa kết quả học tập và hiệu quả sử dụng nguồn lực được đánh giá cao hơn so với các nước có mô hình nhà trường tự chủ và cạnh tranh giữa các trường như các quốc gia Úc, Anh quốc và New Zealand. Một số quốc gia như Pháp, Đức vẫn duy trì mô hình có tỉ lệ % quản lí tập trung cao hơn các quốc gia khác nhưng không có nghĩa giáo dục phổ thông của họ thành tích không cao. Phân cấp quản lí giáo dục ít nhiều phản ánh các vấn đề, các quyết định mang tính chính trị và chúng dựa trên các mục tiêu mà từng quốc gia muốn hướng tới như: hiệu quả sử dụng nguồn lực, sự tích hợp văn hóa và xã hội, các chuẩn mực cao hơn mà từng quốc gia muốn đạt được trong phát triển giáo dục phổ thông. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục phổ thông Việt Nam nên học hỏi có lựa chọn để phát huy được các thành tựu, duy trì và bảo tồn nền tảng giáo dục, văn hóa, xã hội tích cực của Việt Nam nhưng cũng học hỏi được các kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia phát triển, đặc biệt lĩnh vực quản lí giáo dục.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với những nghiên cứu lý luận và thực tiễn phân cấp quản lý nhà trường phổ thông ở một số nước công nghiệp hóa, đề tài đã kiến nghị:

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam: Coi trọng nghiên cứu so sánh trong giáo dục. Đây là những thông tin hữu ích nhìn nhận giáo dục trên thế giới và các bài học có thể tham khảo, học hỏi cho phát triển giáo dục Việt Nam nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. Nghiên cứu học hỏi và áp dụng các bài học quản lý nhà trường phổ thông ở các nước tiên tiến, phù hợp điều kiện và bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam.

    Đối với các trường phổ thông: Tăng cường năng lực (kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lí ) cho đội ngũ lãnh đạo nhà trường. Các trường phổ thông cần mở rộng giao lưu khoa học, tích cực tìm kiếm thông tin để học hỏi, tham khảo, đặc biệt các sản phẩm nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu về khoa học giáo dục được công bố dưới nhiều hình thức (sản phẩm nghiên cứu, bài báo, Website, cơ sở dữ liệu )


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...