Xu thế phát triển nội dung học vấn phổ thông ở Việt Nam sau năm 2015

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Dũng
    Đơn vị công tác: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
    Thư ký đề tài: ThS. Lê Thị Mỹ Hà ; Thành viên: PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt; PGS.TS. Đặng Thành Hưng; PGS.TS. Trần Kiều; PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ.
    Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2007 đến 5/2009

    Mục tiêu nghiên cứu

    Dự báo xu thế và đề xuất được các định hướng phát triển nội dung học vấn phổ thông trong nhà trường Việt Nam sau 2015 ở hai cấp giáo dục cơ sở và giáo dục sau cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực.

    Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lý luận của việc xây dựng nội dung học vấn phổ thông;

    - Xu thế phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu đặt ra đối với phát triển nội dung học vấn phổ thông;

    - Đặc trưng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nội dung học vấn phổ thông;

    - Thực trạng phát triển nội dung học vấn phổ thông ở Việt Nam;

    - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xác định nội dung học vấn phổ thông;

    - Định hướng phát triển nội dung học vấn ở Việt Nam sau 2015.

    Phương pháp nghiên cứu

    - Nghiên cứu so sánh quốc tế với nhóm nước lựa chọn: Trung Quốc, Nga, Mỹ và một số nước ASEAN;

    - Phân tích và khái quát hóa lí luận để xác định những khái niệm và quan điểm cơ bản;

    - Phân tích logic-lịch sử để đề xuất những định hướng phát triển nội dung học vấn phổ thông ở Việt Nam sau 2015;

    - Phương pháp chuyên gia;

    - Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, phân tích kết quả.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học làm căn cứ cho việc đề xuất định hướng phát triển nội dung học vấn phổ thông :

    - Làm rõ nội hàm của khái niệm nội dung học vấn phổ thông, vai trò của học vấn phổ thông đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, cấu trúc của nội dung học vấn phổ thông;

    - Xu thế phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2020 và những vấn đề đặt ra đối với phát triển học vấn phổ thông;

    - Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam và yêu cầu phát triển nội dung học vấn phổ thông;

    - Yêu cầu phát triển nhân cách con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và vấn đề nội dung học vấn phổ thông;

    - Thực trạng phát triển nội dung học vấn phổ thông ở Việt Nam: Giai đoạn từ những năm 1945 đến những năm 60 của thế kỷ XX; Thời kỳ từ giữa những năm 1960 đến những năm 90; Giai đoạn từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay;

    - Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nội dung học vấn phổ thông cua một số quốc gia: Liên bang Nga; Australia; Malaysia; Hàn quốc; Phần Lan;

    2/ Về thực tiễn

    - Đề tài phân tích ảnh hưởng của phát triển kinh tế-xã hội đối với phát triển nội dung học vấn phổ thông.

    - Xác định tầm nhìn và sứ mạng của giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng giai đoạn 2011-2020 và yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nội dung học vấn phổ thông.
    - Phân tích mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung, thanh thiếu niên nói riêng thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và nội dung học vấn phổ thông.

    - Phân tích kinh nghiệm xây dựng nội dung học vấn cho nhà trường phổ thông Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.

    - Phân tích kinh nghiệm phát triển nội dung học vấn phổ thông một số nước trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

    - Đề xuất được các định hướng phát triển nội dung học vấn phổ thông trong nhà trường Việt Nam sau 2015 ở hai cấp giáo dục cơ sở và giáo dục sau cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực.

    3/ Một số khuyến nghị

    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đề xuất định hướng phát triển nội dung học vấn phổ thông trong những thập kỷ tới theo tiếp cận năng lực:

    - Nội dung học vấn trong nhà trường phổ thông cần được lựa chọn từ các thành tố cấu trúc của nền văn hóa nhân loại phải xuất phát từ cấu trúc của các năng lực định hình thành và phát triển ở học sinh và cái đích cuối cùng là phải hình thành được các năng lực này ở các em.

    - Nội dung học vấn ở nhà trường phổ thông bao gồm các lĩnh vực: Ngôn ngữ (kể cả tiếng nước ngoài), Toán học; Khoa học; Khoa học xã hội và nhân văn; Nghệ thuật; Thể dục và sức khỏe; Kỹ thuật và công nghệ; hoạt động xã hội.

    - Đề tài đã đề xuất 3 nguyên tắc và 5 tiêu chí lựa chọn NDHVPT và hệ thống tri thức, kỹ năng cho từng lĩnh vực nêu trên nhằm hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh.

    - Nội dung học vấn ở nhà trường phổ thông được tổ chức theo hai giai đoạn: giai đoạn Giáo dục cơ sở (cơ bản, bắt buộc) và giai đoạn Sau Giáo dục cơ sở chuẩn bị cho học sinh vào đời, hoặc học lên cao đẳng, đại học. Ở giai đoạn GDCS, học sinh được tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản cần thiết cho mỗi con người sống trong xã hội hiện đại. Ở giai đoạn sau GDCS, nội dung học vấn không áp dụng đồng loạt cho mọi học sinh, có nhiều phương án thực hiện để tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho học sinh.

    Quan điểm tiếp cận dựa trên:

    - Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn nội dung học vấn cho trường phổ thông.

    - Cấu trúc nội dung học vấn ở nhà trường phổ thông sau 2015.

    TỪ KHÓA: 1/ Năng lực học sinh; 2/ Nội dung chương trình; 3/ Chương trình phổ thông.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...