Xu thế phát triển giáo dục tiểu học của một số nước trên thế giới

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2009 - 37 - 76 (Đề tài cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh
    Các thành viên tham gia: TS. Phạm Thanh Tâm
    PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt
    PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga
    PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương
    PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống
    PGS.TS. Nguyễn Trí
    TS. Lương Việt Thái
    TS. Trần Thị Hiền Lương
    ThS. Bùi Đức Thiệp
    ThS. Đào Thế Lân
    ThS. Đào Vân Vy
    ThS. Bạch Ngọc Diệp
    ThS. Nguyễn Việt Hà
    ThS. Lê Anh Tuấn
    ThS. Vũ Thị Thư
    ThS. Nguyễn Thanh Trịnh
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 07 năm 2009 / tháng 07 năm 2011
     
    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam trong bối cảnh muốn hội nhập quốc tế cần phải phát triển khoa học và công nghệ mạnh mẽ để đưa đất nước thành một quốc gia công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Theo đuổi mục tiêu đó, Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục tiên tiến đủ mạnh để cung cấp nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện sau năm 2015 theo kết luận của Bộ Chính trị tại thông báo số 242 – TB/TW ngày 15/4/2009. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch này là Đổi mới hệ thống giáo dục trong đó có những vấn đề về đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới các cấp học, bậc học, đổi mới công tác quản lí giáo dục Đề tài này cung cấp những kinh nghiệm quốc tế về GDTH nhằm góp phần đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn cho các đề xuất đổi mới cấp tiểu học thực hiện sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu về GDTH ở một số nước trên thế giới trên một số lĩnh vực cơ bản.

    Đánh giá tình trạng hội nhập xu thế quốc tế của GDTH ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số định hướng phát triển GDTH ở Việt Nam giai đoạn sau 2015.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu về giáo dục ở 8 nước trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Anh, Pháp, Đức, Ca na đa, Hoa Kỳ.Về các vấn đề:
    - Quan điểm về GDTH trong hệ thống giáo dục quốc gia
    - Cấu trúc của cấp tiểu và thời lượng học ở cấp tiểu học
    - Chương trình giáo dục cấp tiểu học
    - Phương pháp giáo dục và tài liệu giáo dục ở cấp tiểu học
    - Đánh giá và cấp chứng chỉ ở cấp tiểu học
    - Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học
    - Công tác quản lí cấp học

    Đề tài tập trung đề xuất một số định hướng phát triển giáo dục tiểu học ở Việt Nam giai đoạn sau 2015 trên cơ sở học tập và vận dụng kinh nghiệm về giáo dục tiểu học của 8 nước trên ở những vấn đề đã nghiên cứu.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chọn 8 nước (Ca na đa, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc) nghiên cứu tình hình GDTH và tìm ra xu thế chung. Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu, đề tài so sánh tình hình Việt Nam với tình hình các nước.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu điển hình; 2/ Phương pháp nghiên cứu lí luận; 3/ Phương pháp so sánh giáo dục; 4/ Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 phần

    Phần 1. Tổng hợp xu thế giáo dục tiểu học qua nghiên cứu tình hình của một số nước
    1.1. Quan điểm xây dựng cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc tế
    1.2. Cấu trúc và thời lượng học của cấp tiểu học
    1.3. Chương trình cấp tiểu học
    1.4. Phương pháp dạy học và Tài liệu dạy học ở tiểu học
    1.5. Đánh giá và cấp chứng chỉ
    1.6. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên
    1.7. Công tác quản lí cấp học

    Phần 2. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc đổi mới một số lĩnh vực của giáo dục tiểu học Việt Nam giai đoạn sau 2015
    2.1. Những nguyên tắc vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc đổi mới GDTH Việt Nam giai đoạn sau 2015
    2.2. Thực trạng hội nhập với xu thế quốc tế về phát triển GDTH của Việt Nam
    2.3. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc đổi mới quan điểm xây dựng cấp tiểu học
    2.4. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc đổi mới Chương trình
    2.5. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng các PPDH, biên soạn tài liệu dạy và học
    2.6. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong một số lĩnh vực chuyên môn và quản lí cấp tiểu học

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Tổng hợp được các thông tin về GDTH của 8 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Anh, Pháp, Đức, Ca na đa, Hoa Kỳ (bang Michigan) trên các lĩnh vực:
    - Quan điểm về GDTH trong hệ thống giáo dục quốc gia
    - Cấu trúc của cấp tiểu học và thời lượng học ở cấp tiểu học
    - Chương trình giáo dục cấp tiểu học
    - Phương pháp giáo dục và tài liệu giáo dục ở cấp tiểu học
    - Đánh giá và cấp chứng chỉ ở cấp tiểu học
    - Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học
    - Công tác quản lí cấp học

    Trong số những thông tin đã tổng hợp trên, đề tài tập trung phân tích sâu hơn những thông tin sau : Quan điểm về giáo dục tiểu học, cấu trúc cấp học, Số năm học và thời lượng học, Chương trình giáo dục, Phương pháp và tài liệu dạy học.

    Đánh giá thực trạng hội nhập với xu thế quốc tế của GDTH Việt Nam hiện tại. Đề xuất những nguyên tắc, định hướng vận dụng kinh nghiệm GDTH của các nước trên vào việc phát triển GDTH ở Việt Nam giai đoạn sau 2015.

    Những đề xuất này chỉ tập trung vào các vấn đề sau : Quan điểm về GDTH; cấu trúc cấp học; số năm học và thời lượng dạy học; chương trình giáo dục, phương pháp và tài liệu dạy học.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Đề tài đã tổng hợp được tình hình phát triển giáo dục cấp tiểu học của một số nước trên thế giới, cụ thể là: 1/ GDTH là phần đầu của giai đoạn giáo dục bắt buộc. Nhiệm vụ của cấp tiểu học là xây dựng nền móng cho nhân cách và năng lực của những công dân tương lai. Thời gian dành cho GDTH phổ biến hơn cả là 6 năm. Cấp tiểu học có 2 giai đoạn; 2/ Việc biên soạn chương trình được thực hiện theo hướng phân cấp. Định hướng biên soạn chương trình là tập trung vào hình thành các năng lực cốt lõi cho HS; 3/ Có nhiều bộ SGK biên soạn theo chương trình thống nhất của quốc gia hoặc chương trình của bang. Quy trình biên soạn và thẩm định sách rất chặt chẽ, minh bạch; 4/ Có 2 loại hình đánh giá kết quả học tập của HS (đánh giá trong, đánh giá ngoài). Chuẩn đào tạo GV TH là đại học với thời gian phổ biến là 4-5 năm. Hoạt động bồi dưỡng, sử dụng GV, quản lí cấp học được phân cấp rất mạnh.
    Khuyến nghị

    Về quan điểm xây dựng cấp tiểu học ở Việt Nam sau năm 2015: Coi cấp tiểu học là cấp học bắt buộc thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc. Thời gian đào tạo tiểu học cần linh hoạt từ 5 đến 6 năm. Cấp tiểu học được chia thành 2 giai đoạn chính (Giai đoạn đầu và giai đoạn cuối). Chú trọng hoạt động chuẩn bị đến trường cho trẻ em ở bậc mầm non để các en sẵn sàng học tiểu học. Từng bước tăng thời lượng học cho toàn cấp. Tiến tới cấp tiểu học học cả ngày.

    Về chương trình tiểu học: Thiết kế chương trình theo hướng tập trung vào năng lực để từ đó xác định 2 nội dung chủ yếu cấu thành chương trình là môn học, hoạt động giáo dục và những nội dung xuyên môn được tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục. Phân cấp trong biên soạn và quản lí việc thực hiện chương trình.

    Về phương pháp và Tài liệu dạy học: 1/ Tăng cường thực hiện các PPDH tập trung vào tổ chức hoạt động học tập cho HS; 2/ Thực hiện biên soạn các tài liệu giáo khoa hỗ trợ HS học những nội dung địa phương nêu trong chương trình. Tổ chức biên soạn tài liệu hỗ trợ HS dân tộc thiểu số học tập bằng tiếng Việt. Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới biên soạn nhiều bộ SGK tiểu học học theo chương trình chung thông nhất và có nội dung địa phương. Phân cấp công tác bồi dưỡng tập huấn GV. Biên soạn tài liệu dạng trực tuyến để bồi dưỡng GV.
    Về một số vấn đề khác: 1/ Tăng cường chất lượng đánh giá trong theo hướng lập ngân hàng câu hỏi để kiểm tra môn Toán, môn Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5. Có lộ trình tham gia các đợt đánh giá quốc tế về Toán, Khoa học, Đọc hiểu; 2/ Đổi mới đào tạo GV tiểu học theo hướng đưa chuẩn trình độ đào tạo của GV tiểu học lên trình độ cao đẳng sư phạm, tăng nội dung đào tạo thực hành ở trưởng tiểu học. Thực hiện đánh giá GV tiểu học theo Chuẩn GV. Tiến tới thực hiện đánh giá GV theo định kì 5 năm 1 lần để cấp chứng chỉ hành nghề cho GV. Đề xuất với Chính phủ một số chính sách với GV nhằm đảm bảo đời sống cho GV.

    Từ khóa: 1/ Chính sách giáo dục; 2/ Giáo dục tiểu học, 3/ Chương trình, 4/ Đổi mới giáo dục.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...