Thạc Sĩ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng an ninh. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoáng sản của đất nước, khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường môi sinh và an toàn trong hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản.
    Hà Tĩnh là tỉnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ nằm phía Đông dãy núi Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, được phân bổ rải rác ở các huyện trong tỉnh từ ven biển đến vùng trung du miền núi, có 91 mỏ và điểm khoáng sản. Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anah, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 300 tỷ đồng; mỏ vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; Mỏ nước khoáng Kim Sơn – Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc Hương Sơn, chì kẽm ở Nghi Xuân .; Nhóm phi kim như: các nguyên liệu gốm sứ thủy tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Đức Thọ; Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng chưa thăm dò được; Nguyên liệu chịu lửa gồm: quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh; Nguyên liệu làm phân bón; ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác; Nguyên vật liệu xây dựng; các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. Các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh được Chính phủ giao chủ yếu cho Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh tổ chức thực hiện việc khai thác, chế biến và kinh doanh.
    Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 61/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ. Tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình công ty mẹ, công ty con trên nhiều lĩnh vực: khai thác, chế biến khoáng sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước, kinh doanh siêu thị, thương mại tổng hợp, khai thác, kinh doanh thủy điện, nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị, nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, giám định hàng hoá, phân tích sản phẩm, dệt may xuất khẩu, quản lý, khai thác, dịch vụ cảng biển, logictic, tàng trữ, chiết nạp gas, xăng dầu. Mitraco có 27 đơn vị thành viên, trong đó có 22 công ty, xí nghiệp trực thuộc, 5 công ty liên doanh liên kết. Năm 2007 Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã thực hiện được một số kết quả như sau:
    Năm 2007 công ty mẹ và các công ty thành viên trong Tổng công ty đã nỗ lực phấn đấu trong mô hình tổ chức mới với tính tự chủ cao và tự chịu trách nhiệm cao hơn so với các năm trước và được một số thành tựu đó là:
    Doanh thu Tổng công ty đạt trên 620 tỷ đồng vượt 9,8% kế hoạch và tăng 15,8% so với năm 2006. Trong đó doanh thu khoáng sản 514 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2006 (kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Titan đạt 24,2 triệu USD), sản xuất các sản phẩm khác, dịch vụ thương mại du lịch và du lịch khác đạt 106 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2006, tỷ lệ tính theo doanh thu giữa các sản phẩm khoáng sản với các sản phẩm dịch vụ khác là 485%.
    - Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản: Titan đạt 190 ngàn tấn, than 24 ngàn tấn, mangan 29 ngàn tấn, đá xây dựng 40ngàn m3, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩua.
    - Lao động bình quân trên 3.700 người với mức thu nhập bình quân 2,864triệu đồng/người/tháng.
    - Nộp ngân sách nhà nước là 32 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2006. Tổng số tài sản năm 2007 là 515 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu là 315 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2006. Tổng công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Đảm bảo sản xuất – kinh doanh có hiệu quả tăng trưởng cao, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt.
    - Về đầu tư xây dựng cơ bản trong năm đã thực hiện gồm 137 tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2006, nhờ vào việc hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành các dự án; nhà máy chế biến thức ăn gia súc, Trung tâm chăn nuôi lợn siêu nạc, khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn.
     
Đang tải...