Tài liệu Xử lý vi phạm pháp luật môi trường

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
    Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 127 Luật Bảo vệ Môi trường 2005).
    2.1. Trách nhiệm kỷ luật
    Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trách nhiệm kỷ luật được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
    2.2. Trách nhiệm hành chính
    Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 không quy định chế tài cụ thể mà vấn đề này được quy định trong các văn bản sau đây:
    - Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
    - Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
    - Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
    - Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
    - Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
    - Nghị định 51/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
    2.3. Trách nhiệm hình sự
    Trách nhiệm hình sự được quy định trong Chương XVII, Bộ luật Hình sự 1999, bao gồm các loại tội phạm sau:
    - Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182);
    - Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183);
    - Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184);
    - Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185);
    - Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186);
    - Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187);
    - Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188);
    - Tội hủy hoại rừng (Điều 189);
    - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190);
    - Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).
    Nói chung, Bộ luật Hình sự quy định mức phạt tiền cho người phạm một trong các tội trên tối đa là 50.000 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ một đến năm năm. Riêng đối với tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190); Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191) thì mức phạt tiền thấp hơn, tối đa là 20.000 triệu đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...