Luận Văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng: Không bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá, nhiều dòng sông trở thành dòng sông đen bởi các chất thải công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ, đất đai bị xói mòn và bị nhiễm độc bởi các loại thuốc trừ sâu, phân bóng hóa học, thuốc tăng trưởng cây trồng dùng vượt quá liều lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc tăng trưởng cây trồng dùng vượt quá liều lượng cho phép Môi trường không có biên giới, do đó ô nhiễm môi trường đang trở thành mối hiểm họa chung cho toàn nhân loại, do đó vấn đề có tính chất và qui mô của thế giới.
    Bảo vệ môi trường đang là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì thế, trào lưu của thế giới hiện nay là làm sao để có thể “phát triển đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”, thì vấn đề bảo vệ môi trường đang được mỗi quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát triển bền vững cùa tất cả các quốc gia. Vì thế, sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới ngày nay không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá Trái lại, vấn đề năng suất và sản lượng được tạo ra phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các Công ước quốc tế, cũng như tích cực nội hạt hóa các cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

    CHƯƠNG 1
    KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
    BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
    1.1.1. Môi trường và chức năng của môi trường
    “Môi trường” là một khái niệm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như môi trường giáo dục, môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên Môi trường theo một định nghĩa thông thường: “là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội nói chung trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người và sinh vật ấy”, là, “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”.

    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
    HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

    2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    2.1.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
    Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những tư tưởng chỉ đạo việc tiến hành các biện pháp xử lý hành vi vi phạm hành chính được kiên quyết, triệt để, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật nhằm góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường pháp chế của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, của cá nhân. Chính vì thế, mà Nghị định 81/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 8 năm 2006 đã quy định cụ thể tại Điều 03, về các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
    1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.
    Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả về môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
    2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến môi trường.
    3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần.
    Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
    Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
    4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để giải quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
    5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tường trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân
    .
    KẾT LUẬN

    Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại hệ thống pháp luật Việt Nam để xem xét các vấn đề mà chúng ta cần phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tốc độ suy thoái môi trường hiện nay. Vì bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh vì sự tồn tại và tiến bộ trên toàn thế giới.
    Trong quá trình phát triển của mình, con người do vô tình hay cố ý đã lạm dụng quá mức ưu đãi của thiên nhiên, tạo ra sự mất cần bằng các yếu tố môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, đe dọa sức khỏe, tính mạng của cả loài người. Chính vì vậy, vấn đề môi trường sống của con người đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Rõ hơn là, thực tế biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của mỗi quốc gia và các dân tộc trên thế giới nói chung trong đó có nước ta nói riêng. Biểu hiện rõ nét nhất là khí hậu diễn biến bất thường không theo quy luật tự nhiên như: Tháng 12 vẫn xuất hiện mưa lớn, ngày hè thời tiết nóng nực hơn, xuất hiện mưa đá gió lốc, bão tố cường độ mạnh và nhanh không theo chu kỳ. Và con người hàng ngày đang đối mặt với sự biến đổi khôn lường của khí hậu như: dịch bệnh gia tăng, đói nghèo thường xuyên đe dọa, mất nơi ăm chốn ở do thiên tai, mùa màng thất thoát, thiếu đất để canh tác, đa dạng sinh học bị suy giảm
    Thế cho nên, mục tiêu bảo vệ môi trường là nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ỏ những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, các đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngày nay cũng như về sau, việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm, cải tạo và bảo vệ môi trường phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức, trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp xã hội. Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường vì sự nghiệp phát triển, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng về mọi mặt cho thế hệ sau. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng Việt Nam thành một nước xanh – sạch – đẹp và thân thiện với môi trường. Để thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống ngày một tốt hơn, ngay từ bây giờ chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng những giải pháp, thể chế hoàn thiện và có tính khả thi cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...