Báo Cáo Xử lý và tái chế nước và chất thải rắn từ ao nuôi cá vùng đồng bằng sông Cửu Long để cải thiện đời s

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ NƯỚC VÀ CHẤT THẢI RẮN TỪ AO NUÔI CÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VÀ GIẢM Ô NHIỄM NƯỚC
    Lời mở đầu


    Bảng câu hỏi phỏng vấn được sọan trên cơ sở tham khảo các ý kiến của các cán bộ nghiên cứu Trường Đại Học Cần Thơ và các cán bộ khuyến nông của TP. Cân Thơ và tỉnh An Giang. Tổng số có 240 bảng phỏng vấn được thu thập tại 2 huyện cho mỗi tỉnh/TP. Kết quả cho thấy tất cả các bên có liên quan đều quan tâm đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt vì nó tác động đến sự ổn định cho cuộc sống và kinh doanh của họ về lâu dài Có khỏang 15-24 % nông dân (trồng lúa và nuôi cá) cho rằng chất lượng nước là xấu. Chỉ có 3-8 % hộ nuôi cá có ao lắng, khỏang 15-24 % số hộ nuôi cá thực hiện việc xử lý chất thải trên ruộng lúa và số còn lại thải trực tiếp ra nguồn nước. Hộ nông dân nuôi cá tại Cần Thơ khá giả hơn, có trình độ học vấn cao hơn và tuổi đời còn trẻ hơn nông dân trồng lúa. Tuy nhiên có khảng 15% hộ nuôi cá là người nhập cư mới đến mua đất hoặc thuê đất từ hộ trồng lúa tại địa phương . Hộ nuôi cá tại An Giang có tiểu sử tương tự như nông dân trồng lúa điều này cho thấy việc nuôi cá như là phương cách nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm. Nhận xét về chất lượng nguồn nước bao gồm màu nước có màu xanh đen (do tảo phát triển khi nước bị phú dưỡng), mùi hôi thối (do ammonia hoặc H2S), độ đục cao (có nhiều vật chất lơ lững), và bị ngứa ngáy khi tiếp xúc với người. Nhu cầu tìm ra giải pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để kiểm soát ô nhiễm đang là
    vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với người dân nông thôn. Chỉ có 10% số hộ nuôi cá tại An Giang và 25 % số hộ tại Cần Thơ dự định mở rộng sản xuất trong tương lai. Không giống như vấn đề nông dân quan tâm đến chất lượng nước, chỉ có một số ít hộ dự định thiết lập ao lắng (3-7%) trong tương lai.


    Xử lý và tái chế nước và chất thải rắn từ ao nuôi cá vùng đồng bằng sông Cửu Long để cải thiện đời sống và giảm ô nhiễm nước


    Kết quả điều tra về phương cách của nông dân để xử lý chất thải từ ao nuôi đẫ kết thúc vào mùa khô năm 2007 tại 2 địa điểm là TP cần Thơ và tỉnh An Giang. Hầu như khỏang (68- 80%) các chất thải (rắn và lỏng) được bơm trực tiếp xuống nguồn nước (sông hoặc kênh rạch). Trong trường hợp các hộ nuôi cá ở gần sông lớn như sông Tiền hoặc sông Hậu thì ô nhiễm không thành vấn đề vì chất thải hầu như bị pha loảng do khối lượng nước rất lớn so với các hộ nuôi cá ở các kênh rạch nhỏ nơi cuối nguồn nước cấp. Vấn đề quan tâm cần quản. Tổng số có 240 bảng phỏng vấn được thu thập tại 2 huyện cho mỗi tỉnh/TP. Kết quả cho thấy tất cả các bên có liên quan đều quan tâm đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt vì nó tác động đến sự ổn định cho cuộc sống và kinh doanh của họ về lâu dài. Có khỏang 15- 24 % nông dân (trồng lúa và nuôi cá) cho rằng chất lượng nước là xấu. Chỉ có 3-8 % hộ nuôi cá có ao lắng, khỏang 15-24 % số hộ nuôi cá thực hiện việc xử lý chất thải trên ruộng lúa và số còn lại thải trực tiếp ra nguồn nước.

    Kết quả nghiên cứu trên đồng ruộng về sử dụng bùn đáy ao được thực hiện trong mùa mưa 2007 và tiếp tục vào năm 2008 tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Không có sự khác biệt rõ về năng suất lúa ở các nghiệm thức trong vụ mùa mưa 2007. Kết quả thí nghiệm trong mùa mưa 2008 và mùa khô 2008-09 cũng cho kết quả tương tự. Có nghĩa là có thể giảm được 1/3rd đến 2/3rd lượng phân vô cơ theo mức khuyến cáo khi sử dụng bùn đáy ao dưới dạng phân hữu cơ ở liều lượng 1-3 t/ha.

    Kết quả từ bốn thí nghiệm (2 trong mùa mưa và 2 trong mùa khô ) chỉ ra rằng tưới cho lúa bằng nước thải ao cá có thể tiết kiệm được 33 % lượng phân đạm và 50 % lượng lân và kali theo mức khuyến cáo trong khi vẫn giữ vững được năng suất lúa. Giảm đạm và lân hơn nữa sẽ làm giảm năng suất lúa.


    5 lý chất thải ao nuôi vào ruộng lúa do chất thải có chứa nhiều đạm làm giảm năng suất lúa do bị đỗ ngã. Tuy nhiên, việc sử dụng hài hòa chất thải cân bằng với lượng phân vô cơ giúp gia trăng năng suất trong một số trường hợp được báo cáo dưới đây. Trong mùa khô năm 2007, chúng tôi đã tiến hành điều tra về “ Ảnh hưởng của chất thải từ ao nuôi cá trên năng suất lúa ở tỉnh An Giang”. Chúng tôi chọn 32 ruộng lúa để thu mẫu năng suất trong đó có 16 ruộng có nhận chất thải từ ao nuôi cá tra và 16 ruộng cùng tại khu vực nhưng hoàn toàn không có nhận chất thải từ ao nuôi cá tra. Kết quả cho thấy ruộng có nhận
    chất thải từ ao nuôi cá cho năng suất cao hơn từ 0,8-1,0 tấn/ha. Điều này có lẻ do hàm lượng dinh dưỡng trong chất thải từ ao nuôi các tra khá cao đặc biệt là đạm, lân và kali hửu dụng cũng như là các chất trung lượng và vi lượng. Thí nghiệm chính qui trên đồng ruộng nhằm chứng tỏ lợi ích của việc sử dụng bùn đáy ao trong cânh tác lúa được thực hiện tại khu thí nghiệm của Viện lúa vào mùa mưa năm 2007. Tổng cộng có 3 liều lượng bùn đáy ao được sử dụng là 1,2 và 3 tấn/ha được kết hợp với phân vô cơ ở các mức 1/3 và 2/3 của công thức khuyến cáo. Liều lượng sử dụng 100% phân vô cơ ở mức 60N-40P2O5-30K2O dùng làm đối chứng. Kết quả là không có sự khác biệt nào về năng suất ở các nghiệm thức thí nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng bùn đáy ao có thể giúp cho nông dân tiết kiệm được chi phí trong sản xuất lúa bằng cách giảm lượng phân vô cơ bón cho lúa. Thí nghiệm này được lập lại vào vụ Đông –Xuân 2007-2008 và cũng cho kết quả tương tự, có nghĩa là sử dụng bùn đáy ao cá tra bón cho lúa có thể giảm được 1/3 đến 2/3 lượng phân vô cơ theo khuyến cáo.


    1. Thông tin về Viện
    2. Tóm tắt dự án
    3. Tóm lược việc thực hiện
    4. Giới thiệu & nền tảng
    5. Tiến độ đến nay
    Các điểm nổi bật thực hiện được
    Khóa học về xử lý nước thải (Hõan lại từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 2 năm 2009) _ 17
    Lợi ích của tiểu nông
    Tăng cường năng lực
    Ấn phẩm
    Quản lý dự án
    6. Báo cáo về các vấn đề gặp phải
    Môi trường
    Các vấn đề và trở ngại
    Giải pháp
    Sự bền vững
    7. Các bước quan trọng sắp tới
    8. Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...