Tiểu Luận Xử lý tình huống Trong công tác Bảo hiểm xã hội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    B. NỘI DUNG CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG
    I. Nội dung tình huống
    II. Mục tiêu giải quyết tình huống
    III. Nguyên nhân và hậu quả
    1/ Nguyên nhân
    2/ Hậu quả
    IV. Phương án giải quyết
    1/ Phương án 1
    2/ Phương án 2
    3/ Phương án 3
    V. Lựa chọn phương án giải quyết
    VI. Một số kiến nghị
    C. KẾT LUẬN


    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của nhà nước ta. Sau khi nước Việt nam dân chủ cộng hoà thành lập và suốt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù còn gặp khó khăn về mọi mặt, Đảng và nhà nước ta đã luôn luôn chăm lo, cải thiện đời sống sống của nhân dân lao động. Chính sách Bảo hiểm xã hội được phát triển đúng hướng , phù hợp với thực tiễn , sẽ có tác động tích cực đến chính sách kinh tế, hợp thành sức mạnh tổng lực thúc đẩy xã hội phát triển .
    Ngay từ những ngày đầu của chính thể nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà , nhà nước ta đã ban hành chính sách Bảo hiểm xã hội. Ngày 20/ 05/1950 Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 76 – SL Ban hành quy chế cho công chức; Ngày 22/ 05/ 1950 Hồ Chủ Tịch ký tiếp Sắc lệnh số 77 – SL Ban hành quy chế cho công nhân; Ngày 14/12/1961 Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phê chuẩn
    việc Hội đồng chính phủ quy định và ban bố Điều lệ tạm thời về Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà nước. Có thể khẳng định trước thời kỳ đổi mới , chính sách Bảo hiểm xã hội còn mang nặng tính bao cấp, nhưng đã có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, đất nước độc lập, thống nhất, bước đầu đặt nền tảng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
    Những năm gần đây, Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng : Chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế . Chính sách Bảo hiểm xã hội cũng từng bước được đổi mới và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Ngày 26/ 01/ 1995 Chính phủ ban hành Nghị định 12/ CP/1995 Về việc Ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Nhằm đảm bảo tốt hơn đời sống của người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trải qua hơn 60 năm thực hiện, chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội luôn luôn được đổi mới cho phù hợp với thực tiễn, với đường lối đổi mới về kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nước ta.
    SỰ ĐỔI MỚI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ : NẾU NHƯ TRONG CƠ CHẾ TẬP TRUNG BAO CẤP TRƯỚC ĐÂY, ĐỐI TƯỢNG CHỈ LÀ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ XÉT HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ THỜI GIAN CÔNG TÁC THOÁT LY, THÌ HIÊN NAY TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI, CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC MỌI THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG ĐỂ XÉT HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ THỜI GIAN, MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ĐỘ TUỔI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...