Thạc Sĩ Xử lý tình huống QLNN: Tự ý Chuyển đổi mục đích sử dụng đát_ Xây dựng nhà không phép

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BT xử lý tình huống dài 24 trang:
    LỜI NÓI ĐẦU
    Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhiều thế hệ đi trước đã tốn biết bao công sức và xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải quản lý, giữ gìn đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ và cải tạo đất nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao và bền vững.
    Sau hơn hai mươi năm đổi mới tình hình chính trị nước ta đã ổn định, kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Kinh tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hoá và thành quả quan trọng là nước ta trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, thuỷ sản. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị tăng nhanh, đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được đảm bảo và là một nguồn vốn để sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước được phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương.
    Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém như: Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của các cấp nhìn chung còn yếu, cán bộ địa chính cơ sở còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất còn phổ biến, biểu hiện dưới nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền; xây dựng, mở rộng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà không tiến hành làm thủ tục giao đất, thu hồi đất, lấn chiếm đất công, đất hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất di tích lịch sử - văn hoá; sử dụng đất không đúng mục đích; chuyển nhượng đất trái pháp luật Tranh chấp về đất đai diễn ra phức tạp, dẫn đến khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài và có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, chương II, Điều 18 qui định "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài". Nội dung này đều được Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 và Luật đất đai năm 2003 khẳng định. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà thực hiện việc giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất bằng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
    Trong thời gian qua, công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã từng bước đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân, ổn định an ninh chính trị của đất nước. Tuy nhiên, việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại một số địa phương còn một số tồn tại và bất cập. Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết định giao đất, cho thuê đất chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Nhiều công trình được sử dụng không đúng vị trí, sai lệch về diện tích được giao, sử dụng đất không đúng mục đích. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện nghiêm túc công tác giao đất, cho thuê đất, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất cũng như việc sử dụng đất được giao, được cho thuê được thực hiện một cách tiết kiệm, có hiệu quả, việc sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
    Trong thời gian theo học Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính khoá II - 2009 tại Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng với những hiểu biết về chuyên môn trong lĩnh vực đất đai và xây dựng cơ bản. Để hiểu và nhận thức hơn nữa về công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ bản. Tôi chọn đề tài: "Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất , xây dựng nhà không phép".
    Bố cục bài viết gồm các phần sau:
    I. Nội dung tình huống.
    II. Phân tích tình huống.
    III. Xử lý tình huống.
    IV. Kiến nghị.
    V. Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...