Tiểu Luận Xử lý tình huống khiếu nại liên quan đến các hành vi quản lý nhà nước về đất đai và tranh chấp đất đ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Quản lý hành chính Nhà nước được xem là một hoạt động thực thi quyền hành pháp trong việc chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các chủ thể quản lý và các quá trình xã hội, cũng như hành vi hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người và duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội theo một trật tự pháp luật. Do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công chức lãnh đạo phải có năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với tinh thần, trách nhiệm để xử lý, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý, hướng tới xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân”, với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
    Trong công tác quản lý nhà nước, hiện nay lĩnh vực đất đai là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay.
    Hiện nay, việc quản lý đất đai đã và đang là một trong những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua từng thời kỳ cách mạng, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những sữa đổi, bổ sung nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển.
    Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân, về tranh chấp đất đai, đòi lại đất . diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp. Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
    Do đó đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này phải thực hiện tốt việc tiếp dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại của công dân, phải thật sự là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân, coi đây là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
    Nhìn chung, thời gian qua các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước đã có những bước chuyển biến tích cực, có sự quan tâm rõ nét, giải quyết kịp thời các vụ khiếu kiện, ban hành các Quyết định đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn một số nơi các cơ quan, ban, ngành và nhất là một số địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe và nắm bắt thông tin từ nhân dân, dẫn đến một số vụ kiện các cơ quan chức năng xử lý thiếu khách quan, xử lý trên cơ sở có “tình” mà không có “lý” hoặc ngược lại nên các bên đương sự không thi hành mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến cấp cao hơn.
    Trên cơ sở kiến thức Quản lý hành chính Nhà nước được tiếp thu tại lớp và được sự cho phép của Nhà trường, tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống khiếu nại liên quan đến các hành vi quản lý nhà nước về đất đai và tranh chấp đất đai”. Hy vọng đề tài này phần nào phản ánh thực trạng hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở một cơ quan hành chính nhà nước và một số địa phương; hướng xử lý, giải quyết khi phát sinh một vấn đề quản lý cũng như phát sinh khiếu nại của công dân.
    Bố cục phần viết được chia làm 6 phần:
    1. Mô tả tình huống
    2. Mục tiêu tình huống
    3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
    4. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án.
    5. Tổ chức thực hiện
    6. Kết luận và kiến nghị.
    Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp, nhiệt tình của thầy giáo Trần Duy Linh – Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng chắc chắn phần viết còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của Thầy giáo hướng dẫn cùng quí thầy cô của nhà trường để phần viết thêm súc tích, thiết thực và đầy đủ hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!



    MỤC LỤC:


    A. LỜI MỞ ĐẦU 1

    B. PHẦN NỘI DUNG 4

    1. Mô tả tình huống 4
    2. Mục tiêu tình huống 7
    3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả 8
    4. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án 11
    5. Tổ chức thực hiện phương án 13

    C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...