Báo Cáo Xử lý tín hiệu số (DSP: Digital Signal Processing)

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU



    Xử lý tín hiệu số (DSP: Digital Signal Processing ) là môn học đề cập đến phép xử lý các dãy số để có được các thông tin cần thiết như phân tích, tổng hợp mã hóa, biến đổi tín hiệu sang dạng mới phù hợp với hệ thống. So với xử lý tín hiệu tương tự, xử lý số tín hiệu có nhiều ưu điểm như :



    Độ chính xác cao, sao chép trung thực, tin cậy.
    Tính bền vững : Không chịu nhiều ảnh hưởng của nhiệt độ hay thời gian.
    Linh hoạt và mềm dẻo : Thay đổi phần mềm có thể thay đổi tính năng của phần cứng.
    Thời gian thiết kế nhanh, ngày càng hoàn thiện và có độ tích hợp cao.

    Trong môn học Xử lý số tín hiệu do chúng em được thực tập và học lý thuyết về môn này nên chúng em nắm được những kiến thức cơ bản về xử lý số tín hiệu, các phép toán về xử lý tín hiệu, trên cơ sở đó sinh viên có thể tự mình sử dụng được các chương trình MATLAB và tự tham khảo được các tài liệu liên quan. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do hiểu biết và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít và trong quá trình làm thực tập và sử dụng chương trình em không thể tránh khỏi những sai xót. Mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo và đóng góp ý kiến của các bạn để em rút kinh nghiệm trong những đợt thực tập sau.
    Khóa thực tập này hoàn thành không những giúp em có thêm kiến thức hơn về môn học này mà còn giúp em có một phương pháp làm việc mới, chủ động hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt hơn là phương pháp làm việc mới. Quá trình làm bài báo cáo này là một khoảng thời gian thực sự có ích cho bản thân em về nhiều mặt.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Khánh đã hướng dẫn cho em thực tập bộ môn thực tập xử lý số tín hiệu.






    Giới thiệu chungI. Tương tự - Số :

    Tín hiệu tương tự là tín hiệu có giá trị thay đổi liên tục theo thời gian. Tín hiệu số là tín hiệu đã được lấy mẫu và lượng tử hóa.
    Lấy mẫu là quá trình biến một tín hiệu tương tự thành một tín hiệu rời rạc theo thang thời gian. Định lý lấy mẫu (Shannon-Nyquist) nói rằng muốn khôi phục một tín hiệu băng tần gốc liên tục theo thời gian thì băng thông của tín hiệu ban đầu phải có giới hạn và tần số lấy mẫu phải lớn hơn hai lần băng thông của tín hiệu ban đầu.
    Lượng tử hóa là quá trình biến một tín hiệu có giá trị liên tục thành tín hiệu có giá trị rời rạc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...