Luận Văn Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do nghiên cứu 1


    2. Tình hình nghiên cứu 1


    3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu 1


    4. Tình hình nghiên cứu 2


    5. Phương pháp nghiên cứu .2


    6. Kết quả nghiên cứu .2


    7. Bố cục đề tài .2


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ .4


    1.1 Giới thiệu về biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ 4


    1.1.1 Khái niệm chung về bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ 5


    1.1.2 Đặc điểm của biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa


    vụ 5


    1.1.3 Phân loại biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ 6


    1.1.3.1 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng đặc quyền trong giao dịch dân sự .8


    1.1.3.2 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng cầm cố, thế chấp khi thực hiện nghĩa vụ .9


    1.1.3.3 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng ký cược, ký quỹ 11


    1.1.3.4 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu tài sản 11


    1.2 Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự .13


    1.2.1 Nguyên tắc chung khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .13


    1.2.2 Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .16


    1.2.3 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .18


    1.2.3.1 Xử lý tài sản bảo đảm theo qui định pháp luật 18


    1.2.3.2 Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận .19


    1.2.4 Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .20


    1.3 Lược sử về xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự .20


    1.3.1 Xử lý tài sản bảo đảm trong Luật cổ Việt Nam 21


    1.3.2 Xử lý tài sản bảo đảm trong Luật cận đại Việt Nam 21


    1.3.3 Xử lý tài sản bảo đảm trong Luật hiện đại Việt Nam .22


    1.4 Vai trò của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự 24

    CHƯƠNG 2: CHẾ Độ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ .25


    2.1 Xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp thông thường . 25


    2.1.1 Xử lý tài sản bảo đảm theo qui định của pháp luật 26


    2.1.1.1 Biện pháp bán đấu giá tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 26


    2.1.1.1.1 Khái niệm chung về bán đấu giá tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ 26


    2.1.1.1.2 Các trường hợp bán đấu giá tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .28


    2.1.1.1.3 Điều kiện được bán đấu giá tài sản .29


    2.1.1.1.4 Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 31


    2.1.1.1.4.1 Trình tự và thủ tục bắt đầu thủ tục bán đấu giá đến khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản 33


    2.1.1.1.4.2 Trình tự và thủ tục sau khi ký kết hợp đồng bán đấu giá đến kết thúc cuộc bán đấu giá tài sản .36


    2.1.1.1.4.3 Trình tự và thủ tục sau khi cuộc bán đấu giá thành đến khi kí kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá 40


    2.1.1.2 Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác 37


    2.1.1.3 Thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 40


    2.1.2 Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận .41


    2.1.2.1 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận 42


    2.1.2.2 Thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận .43


    2.2 Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm


    bị phá sản 44


    2.2.1 Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm khi các bên tham gia giao dịch bảo đảm bị phá sản 45


    2.2.2 Các trường hợp tài sản bảo đảm được mang xử lý khi các bên tham gia giao dịch bảo đảm bị phá sản 46


    2.2.3 Thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm bị phá sản .47


    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ 49


    3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với thời hạn xử lý tài sản bảo đảm .49


    3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các phương thức xử lý tài sản bảo


    đảm .50


    3.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bằng biện pháp bán đấu

    giá tài sản 51


    3.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bảo đảm do các bên thỏa


    thuận .55


    3.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc thù 57


    3.3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bảo đảm trong ký cược của pháp luật hiện hành .57


    3.3.2 Thực tiễn áp dụng đối với xử lý tài sản cầm cố tại các cửa hiệu cầm


    đồ 59


    KẾT LUẬN 66


    Tài Liệu Tham Khảo Phụ Lục

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu


    Trong đời sống xã hội như hiện nay, đặc biệt là nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa thì cần phải xây dựng đời sống xã hội ngày càng bền vững, văn minh sao cho phù hợp với tình hình chung của đất nước. Trong cuộc sống, để con người tồn tại và phát triển ai cũng phải tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội và các giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho đời sống của bản thân. Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội tốt nhất với những qui định mang tính bắt buộc thực hiện. Một quan hệ nghĩa vụ được xác lập thì có những chủ thể bên có quyền và bên nghĩa vụ, đối với các chủ thể đó càn phải có sự điều chỉnh của pháp luật cụ thể như sau: một khi nghĩa vụ đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền sẽ được pháp luật bảo vệ thực hiện quyền đó. Và ngược lại, đối với bên có nghĩa vụ không những phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền mà đối với họ pháp luật còn bảo vệ lợi ích hợp pháp. Do đó, những qui định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến các bên tham gia giao dịch, bên cạnh đó còn hướng các bên tham gia thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình không xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác khi thực hiện nghĩa vụ. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm không chỉ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà còn bảo vệ bên có nghĩa vụ khi tài sản của mình được mang đi xử lý. Với những lý do như trên thì việc nghiên cứu đề tài “xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự” không chỉ dừng lại cho việc phục vụ cho sự hiểu biết thêm của bản thân mà suy cho cùng thì ở một mức độ nhất định nào đó cũng làm rõ thêm những qui định của pháp luật hiện hành xoay quanh đến đề tài.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Vấn đề nghiên cứu xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng, không thực hiện đủ nghĩa vụ của mình đã được nghiên cứu ở các công tình nghiên cứu trước đây, tuy nhiên những tác giả nghiên cứu đề tài đó không nghiên cứu vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là chính mà nghiên cứu đề tài như là phần phụ vì khi nghiên cứu một đề khác thì bắt buộc phải nghiên cứu xử lý tài sản bảo đảm như thế nào. Do đó, vấn đề nghiên cứu đối với đề tài “Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” thì vẫn còn khá khiêm tốn.


    3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu


    Đề tài xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự có mục đích, đối tượng nghiên cứu là xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện nghĩa vụ; do đó, đối tượng của việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng quyền xử lý tài sản bảo đảm và được thanh toán trên tài sản bảo đảm.


    4. Phạm vi nghiên cứu


    Có thể nói pháp luật dân sự là một lĩnh vực khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề dựa trên những cơ sở pháp lý trong lĩnh vực dân sự là chủ yếu. Đề tài xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự chủ yếu là pháp luật dân sự những có một phần pháp luật thương mại như: Bộ luật dân sự 2005 và so sánh Bộ luật dân sự 1995 (hết hiệu lực thi hành); luật phá sản 2003; bên cạnh đó người viết còn dựa trên những qui định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010 về bán đấu giá tài sản, .Chủ yếu là các qui định liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện nghiên cứu đề tài được hoàn thành, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:


    - Phương pháp phân tích luật viết nhằm tìm hiểu các qui định của pháp luật dân sự.


    - Phương pháp nghiên cứu như so sánh, tổng hợp, đối chiếu, phân tích, tham khảo từ nguồn sách báo có liên quan.


    - Phương pháp tổng hợp, sử dụng các trang website để tìm kiếm tài liệu và thực tiễn pháp luật.


    6. Kết quả nghiên cứu


    Khi nghiền cứu đề tài với những mục đích nghiên cứu đã đưa ra, thì kết quả nghiên cứu đề tài phải giải quyết được những vấn đề xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật hiện hành còn vướng mắc, với những nguyên nhân nào dẫn đến những vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm và giải quyết được những vướng mắc đó trên thực tế là kết quả mà đề tài mong muốn hướng đến.


    7. Bố cục đề tài


    Đề tài xử lý tài sản bảo đảm gồm có ba phần: phần lời nói đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm ba chương cụ thể như sau:


    - Chương 1: Lý luận chung về xử lý tài sản bảo đảm. Chương này người viết trình bày chủ yếu phàn chung nhất của đề tài, những khái niệm, những nguyên tắc chung nhất, .


    - Chương 2: Chế độ pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong chương này, người viết nghiên cứu qui định của pháp luật hiện hành đối với vấn đề xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Có hai trường là xử lý tài sản bảo đảm thông thường và xử lý tài sản theo thủ tục phá sản.


    - Chương 3: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Những vấn đề áp dụng pháp luật hiện hành và những vướn mắc trong thực thi pháp luật xoay quanh về xử lý tài sản bảo đảm được người viết tình tình bày ở phần này.
     

    Các file đính kèm:

    • 74-.pdf
      Kích thước:
      29.6 MB
      Xem:
      0
Đang tải...