Luận Văn Xử lý rác thải theo phương pháp ủ lên men sử dụng PLC S7- 300

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 8/5/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay.
    ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng.
    Với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số trong thời gian qua, bộ mặt của nông thôn Việt Nam đặc biệt là ở những vùng đồng bằng có nhiều thay đổi sâu sắc. Nông thôn Việt Nam hiện nay còn rất ít nhà tranh vách đất, hầu hết nhà đã được lợp ngói hoặc đổ bê tông. Diện tích ở của người nông dân cũng không còn rộng rãi như trước kia, vườn, sân đã bị thu hẹp lại và cũng được xây gạch, láng xi măng. Song song với việc đời sống của người dân được nâng cao thì ở nông thôn Việt Nam hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn về ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra. ở các thành phố, vấn đề xử lý rác thải đã được Nhà nước đầu tư giải quyết. Trái lại, ở nông thôn, do đặc điểm dân ở phân tán, các làng xã trong cả nước nhiều vô kể. Do vậy, Nhà nước chưa thể giúp các địa phương giải quyết xử lý rác thải sinh hoạt. Rác vứt ở bất cứ nơi nào có thể vứt, các đống rác rải rác khắp làng, không được xử lý đã trở nên bất tiện cho sinh hoạt đồng thời cũng là nguồn dịch bệnh cho người dân.
    Cũng giống như rác thải của thành phố, rác thải ở nông thôn cũng có đủ các thành phần dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học: lá rau, lá cây, vỏ quả, túi nilon, chai lọ nhựa, thủy tinh, gạch, ngói, vỏ hến, vỏ sò
    Như vậy không riêng ở thành phố hay các khu đô thị mà ngay cả ở nông thôn nhu cầu xử lý rác thải là rất cần thiết để đảm bảo một môi trường xanh sạch đẹp.
    Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại trường, và thời gian thực tập dưới nhà máy em đã được nhận đồ án tốt nghiệp " Xử lý rác thải theo phương pháp ủ lên men sử dụng PLC S7- 300 ".
    Do có sự chuẩn bị về kiến thực và sự lỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ nhiệt tình chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo trong khoa Điện - Điện tử và đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo cặn kẽ, tận tình của thầy giáo: Trần Hiếu đã hướng dẫn, giúp đỡ em đã hoàn thành đồ án này.
    Tuy đã được trang bị đầy đủ về kiến thức, tìm tòi tài liệu tham khảo nhưng do u hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Em rất mong được sự góp ý, sự giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đồ án này.

    Mục lục
    Lời nói đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
    1.1. Giới thiệu tổng quan về đề tài.
    1.2. Phế thải, các thành phần của phế thải và các phương pháp xử lý.
    1.2.1. Phế thải là gì.
    1.2.2. Thành phần của phế thải.
    1.2.3. Các phương pháp xử lý.
    1.3. Quy trình xử lý rác thải của Việt Nam và trên thế giới.
    1.3.1. Giới thiệu về quy trình công nghệ xử lý rác thải.
    1.3.2. Các mô hình ủ rác trên thế giới.
    1.3.3. Các mô hình công nghệ tại Việt Nam.
    Chương 2: Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ lên men
    2.1. Giới thiệu nguyên lý ủ rác.
    2.1.1. Quá trình ủ hiếu khí.
    2.1.2. Quá trình ủ yếm khí.
    2.2. Cơ chế phân huỷ rác hữu cơ.
    2.2.1. Cơ chế phân huỷ các chất trong rác thải sinh hoạt.
    2.2.2. Vi sinh vật phân giải rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp.
    2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản phẩm.
    2.3.1. Phân loại và nghiền.
    2.3.2. Nhiệt độ, độ ẩm.
    2.3.3. ảnh hưởng của độ thoáng khí và phân phối oxy.
    2.4. Giới thiệu một số vi sinh vật sử dụng trong quá trình xử lý rác thải tại Việt Nam.
    2.4.1. ứng dụng của các vi sinh vật.
    2.4.2. Lựa chọn và sử dụng chủng loại vi sinh vật để xử lý rác thải.
    2.5. Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ làm phân Compost theo phương pháp ủ lên men có thổi khí cưỡng bức.
    2.5.1. Nguyên lý.
    2.5.2. Yêu cầu kỹ thuật.
    2.5.3. Quy trình công nghệ.
    Chương 3: ứng dụng PLC trong điều khiển và giám sát hệ thống ủ lên men rác thải.
    3.1. Giới thiệu tổng quan về PLC
    3.1.1. ứng dụng của PLC.
    3.1.2. Cấu tạo của PLC.
    3.1.3. Ngôn ngữ lập trình cho PLC.
    3.1.4. Phương pháp xử lý tín hiệu.
    3.1.5. Giới thiệu về PLC S7-300.
    3.2. Giới thiệu về phần mềm tạo giao diện và điều khiển Win CC.
    3.2.1. Các bước để tạo một Project mới với WinCC.
    3.2.2. Giới thiệu trình tự các bước .
    3.3. Giới thiệu về các thiết bị sử dụng trong dây truyền.
    3.3.1. Hệ thống băng tải.
    3.3.2. Máy phân loại.
    3.3.3. Hệ thống quạt thổi khí cưỡng bức.
    3.3.4. Bể ủ.
    3.3.5. Bảng điều khiển và hệ thống giám sát.
    3.4. Lập trình điều khiển giám sát hệ thống.
    3.4.1. Lập trình trên PLC S7-300.
    3.4.2. Thiết kế và lập trình kết nối tạo giao diện trên Win CC.
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...