Tài liệu Xử lý ra hoa

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT

    TRIỂN HOA

    1.1 Mục tiêu của môn học

    Thảo luận sự thay đổi về sinh hóa, sinh lý và hình thái trong quá trình sinh

    sản.

    Giải thích những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng lên sự sinh sản và

    sự liên hệ lẫn nhau giữa hai yếu tố nầy.

    Xác định được những đòi hỏi khác nhau cho sự sinh sản của các loại cây

    trồng (horticulture crops)

    Giải thích và chỉ ra những kỹ thuật thích hợp ảnh hưởng đến quá trình ra hoa

    cho một vài loại cây có giá trị kinh tế.

    1.2 Một số khái niệm về sinh học sự phát triển

    1.2.1 Đủ khả năng ra hoa (Competence)

    Đủ khả năng ra hoa được biểu lộ nếu một tế bào, mô hay một cơ quan biểu lộ

    một dấu hiệu và sự đáp ứng của nó trong một cách được mong muốn. Điều nầy

    được minh họa ở các mô hay cơ quan còn tơ (juvenile). Cây trong thời kỳ còn tơ sẽ

    không đủ khả năng đáp ứng với sự kích thích ra hoa. Chúng phải đạt được sự sẵn

    sàng hay sự thành thục cần thiết để ra hoa.

    Tình trạng đủ khả năng ra hoa trên cây xoài được Protacio (2000) định nghĩa

    là khi đạt được tình trạng mà hàm lượng gibberellin trong lá xuống dưới một

    ngưỡng nào đó. Có nhiều bằng chứng để chứng minh cho luận điểm nầy. Ở Thái

    Lan, mức độ GA giảm đều đặn và cây ra hoa ở thời điểm có hàm lượng GA thấp

    nhất. Tongumpai và csv. (1991) cho rằng chất giống như GA giảm trong chồi của

    cây xoài ở giai đoạn 6 tuần trước khi ra hoa không thể phát hiện được. Ngoài ra,

    việc áp dụng GA ngoại sinh ở các nồng độ từ 10-1 đến 10-2 M trước khi phân hóa

    mầm hoa có tác dụng ngăn cản sự ra hoa từ 95-75 % (Kachru và csv., 1971).

    Bằng chứng khác là việc làm ức chế sinh tổng hợp của GA có tác dụng thúc

    đẩy sự ra hoa (Rath và Das, 1979; Salomon và Reuveni, 1994 và Villanueva, 1997).

    Hoặc hạn chế sự tổng hợp GA bằng biện pháp vật lý như việc cắt rễ cũng cho thấy

    làm tăng sự ra hoa (Bugante và csv., 1994).

    Những bằng chứng trên cho thấy rằng sự hiện diện của GA biểu hiện sự ngăn

    cản sự đủ khả năng ra hoa trên cây xoài. Trên cây còn rất tơ (7 tháng tuổi) nhưng

    nếu được tháp lên nó chồi đã được xử lý ra hoa bằng paclobutrazol cũng có đủ khả

    năng ra hoa (Villanueva, 1997).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...