Tiểu Luận Xử lý ô nhiễm không khí

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xử lý ô nhiễm không khí


    Định nghĩa bụi
    Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạnh bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, sương mù.

    Bụi bay có kích thước từ 0,002-10 bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brownian hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo định luật stoke. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh (siliccose) do hít phải không khí có chứa bụi bioxit silic lâu ngày.

    Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 , thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường
    gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trung, gây dị ứng.

    Phân loại bụi theo nguồn gốc
    + Bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa )
    + Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa )
    + Bụi động vật, người (trên lông, tóc )
    + Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su )
    + Bụi kim loại (sắt, đồng, chì )
    + Bụi hỗn hợp (do mài, đúc )

    Phân loại bụi theo tác hại
    Theo tác hại bụi có thể phân ra:
    + Bụi nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen)
    + Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nỗi ban (bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh dầu gỗ )
    + Bụi gây ung thư (bụi quặng, crom, các chất phóng xạ )
    + Bụi xơ hóa phổi (thạch anh, quặng amiang )

    Tính chất hóa lí của bụi
    Tính tán xạ
    Kích thước hạt: là thông số cơ bản của bụi, vì chọn thiết bị lọc chủ yếu dựa vào thành phần tán xạ của bụi.

    Thành phần tán xạ: là hàm lượng tính bằng số lượng hay khối lượng các hạt thuộc nhóm kích thước khác nhau.

    Nhóm kích thước (nhóm cỡ hạt hay nhóm hạt): là phần tương đối của các hạt có kích thước nằm trong khoảng trị số xác định được coi như giới hạn dưới và giới hạn trên.

    Kích thước hạt có thể được đặc trưng bằng vận tốc treo (vt, m/s) là vận tốc rơi tự do của hạt trong không khí.

    Tính bám dính
    Tính bám dính của hạt xác định xu hướng kết dính của chúng. Độ kết dính của hạt tăng có thể làm cho thiết bị lọc bị nghẽn do sản phẩm lọc. Kích thước hạt càng nhỏ thì chúng càng dễ bám dính vào bề mặt thiết bị. Bụi có 60 - 70% hạt có đường kính nhỏ hơn 10 được coi là bụi kết dính.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

    1. Ô nhiễm không khí do bụi 3
    1.1. Định nghĩa bụi 3
    1.2. Phân loại bụi 3
    1.3. Tính chất hóa lí của bụi 4
    1.3.1. Tính tán xạ 4
    1.3.2. Tính bám dính 4
    1.3.3. Tính mài mòn 5
    1.3.4. Tính thấm 5
    1.3.5. Tính hút ẩm và tính hòa tan 5
    1.3.6. Tính mang điện 6
    1.3.7. Tính cháy nổ 6
    1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi 6
    1.4.1. Ảnh hưởng đến con người 6
    1.4.2. Ảnh hưởng đến thực vật 7
    2. Các phương pháp xử lí bụi 7
    2.1. Phương pháp xử lí bụi khô 7
    2.1.1. Buồng lắng bụi 7
    2.1.2. Cyclon 8
    2.1.3. Hệ thống lọc túi vải 9
    2.1.4. Thiết bị lắng quán tính 10
    2.2. Phương pháp lọc bụi ướt 11
    2.3. Phương pháp lọc bụi bằng tĩnh điện 12
    3. Tổng quan bụi xi măng 14
    3.1. Công nghệ sản xuất xi măng 14
    3.1.1. Xi măng lò đứng 15
    3.1.2. Xi măng lò quay 15
    3.2. Các nguồn phát sinh bụi xi măng 19
    3.3.Đề xuất quy trình công nghệ xử lí bụi 20
    3.3.1. Cơ sở lựa chọn 20
    3.3.2. Quy trình công nghệ 20

    CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH MẶT BẰNG 22
    1.Tổng quát 22
    2. Quy hoạch mặt bằng 22
    2.1. Nguồn nguyên liệu 22
    2.2. Vị trí đặt các phân xưởng 22
    2.3. Hệ thống giao thông 23
    2.4. Mạng lưới điện quốc gia 23

    CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ 25
    1. Thiết bị lắng quán tính 25
    1.1. Nguyên lí làm việc 25
    1.2. Vật liệu cản của thiết bị 25
    2. Tính toán thiết bị 26
    2.1. Hiệu suất thiết bị 26
    2.2. Khối lượng bụi thu được 28
    2.3. Tính toán thiết bị 30
    2.4. Tính quạt vào thiết bị 32
    2.6. Tính quạt ra thiết bị 37
    3. Tính cơ khí thiết bị 40

    CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG VÀ VẬN HÀNH 43
    1. Ứng dụng 43
    1.1. Tính kinhtế 43
    1.2. Một số điểm cần chú ý khi vận hành thiết bị 44
    2. Vận hành 45

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
    Kết luận 47
    Kiến nghị 47

    Tài liệu tham khảo 48
     
Đang tải...