Tiểu Luận xử lý ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 9/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1
    Nội dung 2
    I. Thuốc BVTV 2
    1.1 Khái niệm 2
    1.2 Phân loại 2
    1.3 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở VN 4
    II Ô nhiễm môi trường đất do thuốc BVTV 5
    2.1 Tác hại của thuốc BVTV tác động lên MTĐ 5
    2.2 Tác hại của Pb, As, Hg lên MTĐ 12
    2.3 Mô hình xử lý kim loại nặng do thuốc BVTV gây nên 15
    2.3.1 Xử lý Pb bằng Lantanan L 16
    2.3.2 Xử lý Pb bằng rau muống, bèo tây 18
    2.3.3 Xử lý As, Pb bằng các loại TV khác 19
    2.3.4 Xử lý lượng tồn dư thuốc BVTV bằng VSV 20
    2.4 Biện pháp phòng tránh và giảm nguy cơ ô nhiễm 20
    Kết luận 23
    Tài liệu tham khảo 24

    LỜI MỞ ĐẦU
    Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả . ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu bệnh, chuột, cỏ dại, là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Để phòng trừ các loài sinh vật nói trên, trong những năm qua chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp sử dụng thuốc BVTV là biện pháp tích cực, có khi quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, cỏ dại, nấm bệnh bảo vệ mùa màng. Ngoài mặt tích cực của thuốc BVTV là tiêu diệt sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, mà thuốc BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích, tiêu diệt tôm, cua, cá, làm thay đổi tính chất hóa lý của đất, làm đất bị “chai hóa”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...