Luận Văn Xử lý nước thải nhà máy chế biến mũ cao su

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề 7
    1.2. Mục tiêu đồ án 8
    1.3. Nội dung đồ án 8
    1.4. Phương pháp đồ án 8
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
    2.1. Sơ lược về công nghệ chế biến mủ cao su (mủ cốm) . 9
    2.1.1. Thành phần và cấu tạo của nguyên liệu . 10
    2.1.2. Quy trình chế biến mủ cao su . 10
    2.2. Thành phần và tính chất của nước thải chế biến mủ cao su 14
    2.2.1. Thành phần nước thải 14
    2.2.2. Tính chất đặc trưng của nước thải 14
    2.3. Đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường của nhà máy chế biến cao su . 16
    2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm từ nhà máy 16
    2.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nhà máy chế biến cao su 17
    2.4. Các phương pháp xử lý nước thải . 17
    2.4.1. Phương pháp cơ học . 19
    2.4.2. Phương pháp hóa học và hóa lý . 21
    2.4.3. Phương pháp sinh học 22

    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ CHO HỆ THỐNG
    3.1. Thành phần nước thải đầu vào 25
    3.2. Đề xuất phương án xử lý 25
    3.2.1. Cơ sở để lựa chọn phương án xử lý . 25
    3.2.2. Sơ đồ công nghệ 26
    3.2.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ . 27
    CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
    4.1 Song chắn rác 28
    4.2 Hố thu gom . 30
    4.3 Bể tách mủ 32
    4.4 Bể keo tụ, tạo bông . 34
    4.5 Bể lắng 37
    4.6 Bể UASB . 41
    4.7 Bể Aerotank . 50
    4.8 Bể lắng 2 58
    4.9 Bể trộn . 61
    4.10 Bể chứa bùn 64
    4.11 Bể nén bùn 64
    4.12 Máy ép bùn . 67
    4.13 Hồ hoàn thiện . 68
    4.14 Hồ tùy nghi . 69
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận . 69
    5.2. Kiến nghị . 69
    Tài liệu tham khảo 71

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1: Thành phần hóa học của mủ cao su
    Bảng 2.2: Thành phần hóa học của nước thải cao su
    Bảng 2.3: Các phương pháp xử lý nước thải cao su
    Bảng 3.1: Thành phần nước thải đầu vào
    Bảng 4.1: Thông số thiết kế song chắn rác
    Bảng 4.2: Thông số thiết kế hố thu
    Bảng 4.3: Thông số thiết kế bể tách mủ
    Bảng 4.4: Thông số thiết kế bể keo tụ tạo bông
    Bảng 4.5: Thông số thiết kế bể lắng ngang
    Bảng 4.6: Thông số thiết kế UASB
    Bảng 4.7: Thông số thiết kế Aerotank
    Bảng 4.8: Thông số thiết kế lắng 2
    Bảng 4.9: Thông số thiết kế bể trộn và cánh khuấy tuabin
    Bảng 4.10: Thông số thiết kế bể nén bùn
    Bảng 4.11: Thông số thiết kế bể chứa bùn



    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 2.1: Sơ đồ chế biến mủ cốm
    Hình 2.2: Song chắn rác thủ công
    Hình 2.3: Bể lắng ngang
    Hình 2.4: Bể lắng 2
    Hình 2.5: Bể kết tủa tạo bông
    Hình 2.6: Bể aerotank
    Hình 4.1: Bể khuấy trộn

    1.1 Đặt vấn đề
    Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay là do các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động này, một mặt đã cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác đem lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
    Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng lớn. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được sử dụng hầu hết trong những lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn, tạo môi trường không khí trong lành Hiện nay, để chế biến hết lượng số mủ cao su thu hoạch được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía Nam, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Những năm gần đây, cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng trăm triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc trong nhà máy và hàng trăm ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần và sẽ không bền vững nếu không kết hợp yếu tố môi trường – xã hội. Ở nước ta, ước tính hàng năm ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m[SUP]3[/SUP] nước thải. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acetic, đường, protein, chất béo Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/l, BOD từ 1.500 – 12.000 mg/l được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra vấn đề mùi hôi phát sinh do chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H[SUB]2[/SUB]S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Do đó vấn đề đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý lượng nước thải chế biến mủ cao su được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm một cách đầy đủ.

    1.2 Mục tiêu của đồ án
    Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su (mủ cốm) với yêu cầu đặt ra nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải (QCVN 01: 2008) cho nước thải đạt loại B và TCVN 6584-2001.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...